YT 05: MHKD THẾ GIỚI ĐỒ CŨ

YT 05: MHKD THẾ GIỚI ĐỒ CŨ

YT 05: MHKD THẾ GIỚI ĐỒ CŨ

10:07 - 03/03/2021

Thông qua mô hình kinh doanh này, bạn sẽ tạo công ăn việc làm, thu nhập cho nhiều người; tạo điều kiện để mọi người chia sẻ, trao đổi, mua bán với nhau (rút ngắn khoảng cách giàu nghèo); nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người và đạt được mục đích giàu có chân chính của mình.

Ý TƯỞNG KHU VUI CHƠI GIẢI TRÍ (SNYT 1)
Ý TƯỞNG ẨM THỰC KIỂU MỚI (SNYT 2)
Ý TƯỞNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO (SNYT 3)
Ý TƯỞNG THIẾT KẾ CẢNH QUAN (SNYT 4)
Ý TƯỞNG CHUỖI ẨM THỰC NHANH (SNYT 5)
YT 05: MHKD THẾ GIỚI ĐỒ CŨ

I - Khởi nguồn ý tưởng?

Có lần muốn mua chiếc xe đạp cho con, tôi ghé vào vài cửa hàng xem xét. Giá một chiếc xe đạp mới ngoài sức tưởng tượng của tôi. Mục đích chỉ để con tập đi nên tôi thấy việc đầu tư mua cho con một chiếc xe đạp mới với giá như vậy không hợp lí … Chúng ta đang sống ở thời đại mọi thứ dường như được thổi phồng quá mức. Điều này khiến cho “giá trị” và “giá cả” không còn tương xứng với nhau. Nhiều người đi mua hàng có cảm giác như bị lừa. Trong cuộc sống, chắc chắn có rất nhiều người có cùng suy nghĩ và lối sống như tôi: Chỉ bỏ tiền trong khả năng của mình hoặc có thể kiểm soát được rủi ro xảy ra; và mua hàng hay đầu tư luôn tính đến lợi ích mình thu lại.

Đừng cho rằng có tiền, muốn mua hàng hay đầu tư sao cũng được. Có tiền nhiều mà mua hàng hay đầu tư sai là chết!

Đừng cho rằng ngày nào cũng như ngày nào, phải tính đến lúc rơi vào hoàn cảnh ngặt nghèo hay kinh tế khủng hoảng, dịch bệnh … Người không biết lo xa ắt sẽ có nỗi buồn gần!

Một người mua đồ vật về để sử dụng, sau một thời gian, giá trị sử dụng của chúng sẽ giảm xuống, điều này cũng đồng nghĩa, giá cả của chúng sẽ giảm xuống theo. Họ bán lại cho bạn. Bạn đem về, phục hồi lại giá trị sử dụng của chúng bằng hoặc gần bằng ban đầu. Rồi bạn bán lại chúng cho người khác. Thông qua hoạt động này, bạn có thể hưởng giá cả chênh lệch giữa mua vào và bán ra. Những nhà sản xuất không thích điều này, nhưng đứng ở khía cạnh xã hội và môi trường, bạn đã giúp nhiều người có cuộc sống tốt hơn và bảo vệ môi trường. Những người có suy nghĩ, lối sống như trên; muốn tiết kiệm tiền; không đủ khả năng; có ý thức bảo vệ môi trường … sẽ ủng hộ bạn. 

Khi tôi qua Nhật làm việc, thỉnh thoảng đi dạo phố, tôi lại bắt gặp một cửa hàng mua bán đồ cũ. Cứ sáng sáng, rất nhiều người đến đây để trao đổi, mua bán đồ cũ. Cảnh trao đổi, mua bán tấp nập chẳng kém gì ở trung tâm thương mại.

Từ trước đến nay tôi cứ cho rằng đồ cũ là thứ bỏ đi, nhưng khi xem qua toàn bộ hàng hóa trưng bày trong cửa hàng thì tôi đã thay đổi toàn bộ quan điểm.

Trong cửa hàng rộng lớn, có cơ man nào là đồ cũ còn mới tinh được bán với giá rất rẻ. Mới đầu tôi chỉ dám mua thử vài món về dùng thử, tặng người thân …, nhưng sau đó, giá cả, chất lượng, chủng loại … hàng hóa đã hoàn toàn chinh phục tôi. Tôi chợt nhận ra mô hình kinh doanh trao đổi, mua bán đồ cũ không chỉ đơn thuần đem lại lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp mà còn góp phần rút ngắn khoảng cách giàu nghèo. Nhiều chủ doanh nghiệp giống như chiếc cầu nối để mọi người chia sẻ, trao đổi … đồ cũ với nhau, bởi có những món đồ được bán với giá như cho.

Tôi chợt nghĩ về người Việt Nam với truyền thống “lá lành đúm lá rách”, nếu có mô hình kinh doanh này ở nước ta, chắc chắn độ lan tỏa của nó sẽ rất lớn, bởi người Việt Nam rất giỏi điều này. Ở góc độ người dân bình thường, nhiều khi tôi hoặc người thân có rất nhiều đồ cũ nhưng đành đem bán ve chai hoặc vứt bỏ vì “không biết ai cần”. Một đất nước như Nhật Bản mà mô hình kinh doanh này ăn nên làm ra thì nhất định nó có thể phát triển ở nước ta.

Thông qua mô hình kinh doanh này, bạn sẽ tạo công ăn việc làm, thu nhập cho nhiều người; tạo điều kiện để mọi người chia sẻ, trao đổi, mua bán với nhau (rút ngắn khoảng cách giàu nghèo); nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người và đạt được mục đích giàu có chân chính của mình.

II - Ý tưởng ra sao?

Để có thể biến một ý tưởng thành hiện thực, trước tiên, bạn phải hiểu rõ ý tưởng; sau đó, bạn cần biết được hướng đi (tầm nhìn); tiếp đến, bạn phải nắm được phương pháp … Chỉ nghe loáng thoáng kinh doanh đồ cũ rồi lập tức lao vào làm, bạn rất khó thành công, dù đây chỉ là ý tưởng đơn giản.

Thành lập web kinh doanh đồ cũ ư? Tôi nghĩ web cần thiết nhưng khi muốn trao đổi, mua bán đồ cũ, người ta thích đến tận nơi để bàn bạc, xem xét hơn. Do đó, bạn cần một mặt bằng phù hợp. Tuy nhiên, thời buổi kinh tế khó khăn cộng với việc kinh doanh bây giờ lợi nhuận không cao như ngày trước nữa, nên việc lựa chọn, thương thảo … để kí hợp đồng thuê mặt bằng, rồi thiết kế, sửa chữa … sao cho có mặt bằng ưng ý là cả một vấn đề. Nhiều người không coi trọng công việc mở mặt bằng, thậm chí còn đặt ra chỉ tiêu mở thật nhiều mặt bằng lúc mới khởi nghiệp, nên họ lần lượt “đâm đầu vào đá mà chết”. Kinh doanh không phải chuyện đùa. Không có những hiểu biết, kinh nghiệm nhất định, bạn sẽ không làm được.

Trao đổi, mua bán những loại hàng hóa nào? Tất nhiên là rất nhiều, nhưng phải có chọn lọc. Nhiều người cũng kinh doanh đồ cũ, nhưng bạ đồ nào mua đồ đó, cuối cùng, bán không được ôm một đống, chất đầy kho. Khi đó, chi phí phát sinh, vốn không thu hồi, lợi nhuận không có …, nên chẳng mấy chốc phá sản.

Khi mua đồ cũ về, sửa chữa, gia công … làm sao để món đồ trở nên giá trị? Định giá thế nào? Trưng bày ra sao? Bán hàng sao nữa? … Có rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Không phải cứ sửa chữa xong là bán được, bạn cần “thêm mắm, thêm muối” vào để món đồ trở nên có giá. Nghĩa là bạn phải hình dung trước món đồ mình mua về sẽ được sửa chữa, gia công làm sao mới mua. Rồi bạn có đội ngũ sửa chữa, gia công không nữa? Nếu bạn làm tốt những công việc này, chúng sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho bạn.

Ý tưởng kinh doanh này nên kết hợp với ý tưởng kinh doanh những sản phẩm làm từ vật liệu bỏ đi, rẻ tiền … nhưng hữu dụng, độc lạ … Càng hữu dụng, độc lạ … thì sản phẩm càng dễ bán ở mức giá cao. Bạn phải là người nghĩ ra ý tưởng về những sản phẩm đó, hoặc ít ra cũng là người hướng đạo, chứ giao hết quyền sinh sát cho nhà cung cấp là không được.

Bạn cũng nên nghiên cứu xem có thể đưa mảng kinh doanh đồ cổ có giá trị vào hay không. Một số đồ cổ càng để lâu càng có giá, nên nếu lựa chọn đúng mặt hàng, bạn có thể thu lại khoản lợi nhuận kếch xù.

Ý tưởng này đặc biệt hữu ích với những người đang kinh doanh những đồ vật mới như những đồ dùng trong văn phòng, trang trí nội thất … Tận dụng mặt bằng vốn có của mình, bạn có thể thu hút thêm nhiều khách hàng bằng một số mẹo đơn giản. Bạn không nên bỏ phí nguồn lực của mình mà nên nghĩ cách kết hợp nhiều loại hình kinh doanh mới và cũ để có thể tồn tại và phát triển trong thời buổi khó khăn chung.

Mỗi ngày, con người trên hành tinh này đều sản xuất và bán ra thị trường hàng tỉ hàng hóa mới. Điều này đã khiến cho rất nhiều người “bị kích thích”. Họ quyết định mua trong chóng vánh, sử dụng trong vội vàng rồi quay ra “thèm muốn thứ khác”. Đó là lí do có rất nhiều đồ vật cũ ra đời. Tồn tại song song người có khả năng là người thiếu điều kiện. Họ rất mong muốn có thứ mà người khác có nhưng chưa đủ tiền, và để đạt được mục đích của mình, họ chấp nhận tìm đến đồ vật cũ. Họ tự nhủ: “Cũ người, mới ta!”. Trong cái guồng xoáy ham muốn không ngừng ấy, nếu biết khai thác, bạn sẽ trở thành người giàu có. Tuy nhiên, muốn tồn tại và phát triển ở bất kì mô hình kinh doanh nào, người chủ cũng cần có cái tâm và cái tầm. Ngoài việc đoán đúng nhu cầu của người tiêu dùng (tầm nhìn), có kế hoạch, chính sách, chiến lược … kinh doanh xuất sắc, bạn phải đem lại những giá trị thiết thực, to lớn cho khách hàng và xã hội.

Nếu bạn là người có thiện chí, phù hợp …, tôi sẵn lòng trình bày tỉ mỉ ý tưởng này cho bạn rõ; đồng thời sẽ giúp bạn xây dựng một mô hình kinh doanh thế giới đồ cũ ưu việt nhất trong hoàn cảnh, điều kiện của bạn. Chúng ta sẽ cùng nhau thiết kế một mô hình kinh doanh có một không hai, lên kế hoạch bài bản, chi tiết … để biến giấc mơ thành hiện thực. Chúng ta sẽ biến cái công việc mà mọi người đang làm kiểu như là mua bán ve chai, mua bán đồ cũ … thành công việc phục vụ mọi người một cách chuyên nghiệp. Bạn sẽ thấy những thứ bỏ đi được thu mua, phân loại, chế tạo, bày bán … như thế nào. Khi ấy mô hình kinh doanh thế giới đồ cũ sẽ biến thành ngành công nghiệp tái chế, buôn bán đồ cũ mang lại giá trị to lớn cho toàn nhân loại.

III - Thực hiện thế nào? 

Bạn liên hệ tác giả ý tưởng nhé!

Chat Master (Anastar) - Tác giả Mô hình kinh doanh
 
*Bạn nào quan tâm đến Mô hình kinh doanh này, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ email: contact@anastar.vn | anastar1512@gmail.com hoặc số điện thoại: 0928.53.80.89 | 0389.35.79.85 để biết thêm chi tiết! Hoặc cách khác, bạn cũng có thể gửi câu hỏi / yêu cầu cụ thể qua Bản đăng kí sau đây: http://bit.ly/TuVanKhoiNghiep
 
Chúc các bạn những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống!

BÌNH LUẬN BẰNG MAIL

BÌNH LUẬN FACEBOOK