YT 45: MHKD TRỒNG LÚA CHỦ ĐỘNG

YT 45: MHKD TRỒNG LÚA CHỦ ĐỘNG

YT 45: MHKD TRỒNG LÚA CHỦ ĐỘNG

13:49 - 25/02/2022

Việt Nam là đất nước nông nghiệp, đáng lẽ ra chúng ta phải nhìn ra điều này mà đầu tư tích cực để cải thiện đời sống người nông dân; từ đó, cải thiện đời sống của người dân trong toàn xã hội, thế nhưng chúng ta vẫn chưa biết cách khai thác thế mạnh của mình. Mong muốn một ngày nào đó ý tưởng của tôi sẽ trở thành hiện thực để mọi người có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Ý TƯỞNG KHU VUI CHƠI GIẢI TRÍ (SNYT 1)
Ý TƯỞNG ẨM THỰC KIỂU MỚI (SNYT 2)
Ý TƯỞNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO (SNYT 3)
Ý TƯỞNG THIẾT KẾ CẢNH QUAN (SNYT 4)
Ý TƯỞNG CHUỖI ẨM THỰC NHANH (SNYT 5)
YT 45: MHKD TRỒNG LÚA CHỦ ĐỘNG

I - Khởi nguồn ý tưởng?

Cây lúa là một trong những loại cây lương thực hàng đầu thế giới, là thực phẩm chính nuôi sống con người. Ở nước ta, cây lúa là cây lương thực chiếm diện tích canh tác lớn nhất. Tuy nhiên, tôi có nhiều điều trăn trở về cây lúa:

1. Xu hướng nguồn nước tưới ngày càng cạn kiệt hoặc bị nhiễm mặn, ô nhiễm, vì vậy, để phát triển cây lúa nói riêng, cây trồng nói chung, chúng ta phải chủ động được nguồn nước tưới. Để làm được điều này, chúng ta phải tìm ra giải pháp lọc nước, trữ nước, sử dụng nước tiết kiệm, tái sử dụng nước … một cách đồng bộ; thế nhưng dường như chúng ta vẫn chưa tìm ra giải pháp tối ưu.

2. Với kĩ thuật trồng lúa hiện tại (con người tốn rất nhiều công sức; bị thời tiết, sâu bệnh tấn công …), năng suất, chất lượng thu được chưa cao. Vì vậy, tôi muốn đưa ra kĩ thuật trồng lúa chủ động (tự động hóa phần lớn ở các khâu, ít bị thời tiết, sâu bệnh tấn công …) để thay thế kĩ thuật trồng lúa hiện tại.

3. Diện tích trồng lúa ở nước ta đang lớn, nhưng trong tương lai diện tích trồng lúa ở nước ta sẽ bị thu hẹp nhiều. Vì vậy, chúng ta cần tìm ra giải pháp (mô hình) trồng lúa trên diện tích nhỏ nhưng đem lại năng suất, chất lượng cao hơn giải pháp (mô hình) hiện tại để tối ưu diện tích đất sử dụng. Theo tôi, đó là mô hình trồng lúa trên giàn nhiều tầng ở trong khay, không trồng lúa dưới đất theo kiểu canh tác truyền thống nữa.

4. Nhu cầu ăn uống của mọi người đang dịch chuyển từ “ăn no” sang “ăn ngon”. Vì vậy, chúng ta chỉ nên lựa chọn những giống lúa có đề kháng, chất lượng, năng suất … tốt để phát triển thành giống lúa chủ lực của nước ta. Bên cạnh đó, chúng ta có thể áp dụng những giải phát khoa học để nâng cao chất lượng hạt gạo khi bán ra thị trường. Ví dụ, chế biến lại hạt gạo để có hạt gạo ngon hơn.

Bao năm nay người nông dân chỉ quen với việc trồng lúa truyền thống phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, thương lái, thị trường, bỏ ra rất nhiều công sức, bị sâu bệnh tấn công …, mô hình trồng lúa chủ động quả là khái niệm rất mới mẻ với họ. Với lại, sẽ chẳng ai nghĩ rằng có thể làm ra “hạt gạo nhân tạo” từ hạt gạo tự nhiên, nên chắc chắn sẽ có rất nhiều người hoài nghi, thắc mắc về mô hình này.

Người nông dân ở Việt Nam có đất, thậm chí có rất nhiều đất, nhưng tại sao họ vẫn không thể giàu có từ nguồn đất của họ? Theo tôi, có rất nhiều nguyên nhân từ thiên nhiên đến con người, nhưng nguyên nhân chính vẫn là họ chưa tìm ra hướng đi và phương pháp canh tác hiệu quả. Họ hoàn toàn bị động ở mô hình canh tác hiện tại từ mua hạt giống, nước tưới, phân bón … đến bán sản phẩm. Chính vì vậy, ôm đất nhưng nông dân vẫn nghèo, thậm chí không đủ ăn phải tha phương cầu thực, lên thành phố hoặc ra nước ngoài tìm việc.

Việt Nam là đất nước nông nghiệp, đáng lẽ ra chúng ta phải nhìn ra điều này mà đầu tư tích cực để cải thiện đời sống người nông dân; từ đó, cải thiện đời sống của người dân trong toàn xã hội, thế nhưng chúng ta vẫn chưa biết cách khai thác thế mạnh của mình. Mong muốn một ngày nào đó ý tưởng của tôi sẽ trở thành hiện thực để mọi người có cuộc sống tốt đẹp hơn.

II - Ý tưởng ra sao?

Chúng ta sẽ lập một trang trại trồng lúa theo phương pháp chủ động. Trang trại này giống như một khu phức hợp có thể giải quyết nhiều vấn đề. Tuy nhiên, nếu không đủ điều kiện để làm như vậy, bạn có thể lập những trang trại vệ tinh để hỗ trợ trang trại chính.

Trang trại được chia ra làm nhiều khu vực, đại khái có:

- Nơi ăn uống, ngủ nghỉ, làm việc … cho người trong trang trại.

- Nơi ăn uống, ngủ nghỉ, tham quan, vui chơi … cho người ghé trang trại.

- Nơi trồng rau sạch, chăn nuôi gà, vịt … để phục vụ cho người trong trang trại và người ghé trang trại. Đây không phải là loại cây trồng, vật nuôi chính của trang trại.

- Nơi làm khu vườn dựng cảnh. Có thể là khu vườn trồng hoa hồng, có hồ nuôi cá Koi hoặc con gì đó vừa đẹp vừa có giá trị kinh tế …

- Nơi trồng các cây trồng chính. Ở đây là cây lúa có đề kháng, chất lượng, năng suất … tốt. Cây lúa sẽ được trồng trong khay. Khay để trên giàn trồng. Giàn trồng có 2 tầng. Tầng 1 cách mặt đất khoảng 20cm, tầng 2 cách mặt đất khoảng 150cm … Nếu có điều kiện thì làm giàn 3 tầng hoặc hơn nữa, nhưng theo tôi, thời gian ban đầu làm giàn 2 tầng sẽ tối ưu. Tầng 1 có thể dùng để ươm giống cho 9đến khi cây lúa lớn lên thì chuyển lên tầng 2.

Đất trồng có trộn phân bón tan nhanh và tan chậm hợp lí trong một mùa trồng rồi bỏ vào khay trồng để trồng lúa. Sau khi thu hoạch lúa, chúng ta sẽ làm lại đất để trồng cho mùa sau. Quá trình này gần như được làm tự động.

Theo phương pháp trồng cây truyền thống, đất trồng không được làm lại thường xuyên và khi làm đất không dùng các biện pháp như ủ, sấy, chiếu tia cực tím, nhiệt độ … để diệt khuẩn, khiến cho đất ngày càng bị bạc màu và không sạch. Muốn trồng cây đạt chất lượng, năng suất … thì đất trồng phải đạt chuẩn dinh dưỡng, sạch sẽ tuyệt đối. Đất trồng không đạt chuẩn, cây trồng sẽ không đạt chất lượng, năng suất … Đây là khâu vô cùng quan trọng.

Ánh sáng: Muốn cây trồng phát triển, cường độ ánh sáng phải hợp lí, điều này có nghĩa là khi nào cần tối thì phải tối, khi nào cần sáng thì phải sáng và sáng tối phải ở mức độ hợp lí. Chúng ta sẽ thiết kế hệ thống chiếu sáng có thể tự điều chỉnh  cường độ giúp cây trồng phát triển tối ưu. Có thể là hệ thống chiếu sáng dùng gương hoặc đèn …

Hệ thống bảo vệ để hạn chế côn trùng, thiên tai, trộm cắp chắc chắn cũng phải có. Hiện nay người ta trồng lúa không có hệ thống bảo vệ nên bị côn trùng tấn công, trộm cắp hoành hành … Theo tôi, muốn cho ra hạt lúa chất lượng thì trồng lúa phải có hệ thống bảo vệ côn trùng. Ở một số nơi thiên tai như bão, lũ … thường xuyên diễn ra, nếu không có hệ thống bảo vệ thì người trồng sẽ mất trắng. Với khoa học kĩ thuật tiên tiến, con người sẽ ngày càng ít phụ thuộc vào thiên nhiên.

Lúa sau khi thu hoạch => xay xát thành gạo => gạo được chế biến lại hoặc chế biến thành các sản phẩm khác để bán ra thị trường. Như bạn biết đó, dù cho con người có cố trồng thế nào thì chất lượng hạt gạo cũng không đồng đều và tốt nhất. Chi bằng chúng ta dùng hạt gạo mình trồng được chế biến thành “hạt gạo nhân tạo có chất lượng tốt nhất với con người” hoặc các sản phẩm bổ dưỡng từ gạo để phục vụ cộng đồng. Như vậy có nghĩa là sản phẩm từ hạt gạo trong tương lai sẽ rất khác so với bây giờ.

-  Nơi nuôi trồng thủy sản. Có thể nuôi những loài cá có giá trị, sau đó, dùng chúng làm nguyên liệu chế biến các sản phẩm bán ra thị trường. Có thể sử dụng thịt cá chế biến thành các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng (như tôi đã trình bày ở ý tưởng khác), còn xương cá chế biến thành thức ăn cho vật nuôi, thậm chí con người. Bằng cách này, chúng ta sẽ gia tăng giá trị của nguyên liệu, tận dụng tối đa nguyên liệu …, giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian, tiền bạc … Tóm lại, làm lợi ghê gớm cho xã hội.

Cá nuôi ở hồ dưới mặt đất. Các hồ này cũng là nơi trữ nước để tưới cho cây trồng. Hồ thiết kế sao cho có thể thu chất thải từ cá dễ dàng => biến chúng thành phân bón => bón cho cây trồng. Có hồ trữ, lọc nước trước khi châm nước vào hồ nuôi …

- Nơi trữ, lọc nước. Nên làm ngầm hoặc trên mặt đất.

Một vấn đề rất lớn của trang trại chính là nước sạch. Giải quyết được vấn đề này tức là giải quyết được bài toán lớn.

Nước từ nguồn bên ngoài như sông, hồ, kênh, rạch, giếng khoan (nước ngầm), trên trời (nước mưa), không khí … được lấy vào hồ trữ => hồ lọc => sinh hoạt, nuôi trồng … theo kiểu tiết kiệm tối đa nguồn nước và tái sử dụng lại nguồn nước thải. Muốn vậy, chúng ta phải thiết kế, chế tạo được hệ thống chứa, lọc, tái sử dụng nước.

Trồng cây phía trên mặt đất theo kiểu nhiều tầng kết hợp với nuôi trồng thủy sản dưới đất là giải pháp tuyệt vời giúp chúng ta vừa giữ nước lại vừa khai thác tối đa lợi ích kinh tế trên diện tích đất của mình.

- Nơi sản xuất điện năng để cung cấp điện cho trang trại. Tôi đang nghĩ đến năng lượng mặt trời và gió. Hai loại năng lượng này có vẻ phù hợp với loại hình trang trại trồng lúa chủ động.

- Nơi sản xuất cây, con giống. Để chủ động nguồn giống cho trang trại, phải có nơi sản xuất cây, con giống. Nơi đây sẽ áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật để cho ra cây, con giống tốt.

- Nơi tập kết, chế biến nguyên liệu (lúa, cá …) thành các sản phẩm mang thương hiệu riêng để bán ra thị trường.

Mong ước của tôi là thiết lập được kênh bán hàng riêng không thông qua khâu trung gian nhằm làm lợi tối đa cho người tiêu dùng, xóa bỏ tệ nạn thương lái, tiết kiệm thời gian cho toàn xã hội …

III - Thực hiện thế nào?

Bạn liên hệ tác giả ý tưởng nhé!

Chat Master (Anastar) - Tác giả ý tưởng

*Bạn nào quan tâm đến Mô hình kinh doanh này, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ email: contact@anastar.vn | anastar1512@gmail.com để biết thêm chi tiết! Hoặc, bạn cũng có thể gửi câu hỏi / yêu cầu cụ thể qua Bản đăng kí sau đây: http://bit.ly/TuVanKhoiNghiep
Chúc các bạn những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống!

BÌNH LUẬN BẰNG MAIL

BÌNH LUẬN FACEBOOK