YT 37: MHKD TRỒNG CHUỐI, NUÔI GÀ

YT 37: MHKD TRỒNG CHUỐI, NUÔI GÀ

YT 37: MHKD TRỒNG CHUỐI, NUÔI GÀ

14:01 - 06/09/2021

Nếu thiết kết trang trại như tôi trình bày, thì ngoài nguồn thu từ cây chuối, gà, cá …, chủ trang trại còn có nguồn thu từ các hoạt động như: Bán vé cho khách tham quan trang trại, bán các sản phẩm từ trang trại cho khách tham quan (khách đến trang trại sẽ được thưởng thức vô số món ăn ngon do trang trại chế biến từ những nguyên liệu có sẵn từ trang trại, khách sẽ vô cùng thích thú), nhận hướng dẫn cho những người có nhu cầu khởi nghiệp từ mô hình kinh doanh này, bán giống cây trồng và vật nuôi …

Ý TƯỞNG KHU VUI CHƠI GIẢI TRÍ (SNYT 1)
Ý TƯỞNG ẨM THỰC KIỂU MỚI (SNYT 2)
Ý TƯỞNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO (SNYT 3)
Ý TƯỞNG THIẾT KẾ CẢNH QUAN (SNYT 4)
Ý TƯỞNG CHUỖI ẨM THỰC NHANH (SNYT 5)
YT 37: MHKD TRỒNG CHUỐI, NUÔI GÀ

I - Nguồn gốc ý tưởng?

Khi nghiên cứu về cây chuối, tôi thấy cây chuối có rất nhiều lợi ích đối với con người từ thân, lá, hoa, quả …

Chuối là tên gọi các loài cây thuộc chi Musa; quả của nó được ăn rộng rãi nhất. Những cây này có gốc từ vùng nhiệt đới ở Đông Nam Á và Úc. Ngày nay, chúng được trồng khắp các vùng nhiệt đới (ít nhất 107 quốc gia).

Mỗi cây chuối ra một buồng, mỗi buồng chuối có từ 3 - 20 nải, mỗi nải có khoảng 20 quả. Một quả trung bình nặng 125g, trong đó vào khoảng 75% là nước và 25% là chất khô. Mỗi quả có vỏ bao lấy thịt. Vỏ và thịt đều ăn được ở dạng tươi hay đã qua chế biến (nấu). Những người phương Tây thường ăn thịt chuối còn tươi và vứt vỏ, trong khi một số nước Á Đông nấu rồi ăn cả vỏ và thịt. Quả chuối thường có nhiều sợi (gọi là bó libe) nằm giữa vỏ và thịt. Chuối chứa nhiều vitamin B6, vitamin C và Kali … Quả chuối có thể cắt mỏng, sau đó đem chiên hay nướng để ăn giống như khoai tây. Quả chuối khô cũng được nghiền thành bột chuối. Ngoài ra, quả chuối còn dùng để chế biến thành vô số món ăn, món uống khác nhau.

Dưới đây là một số lợi ích của quả chuối:

- Hàm lượng sắt cao trong quả chuối làm tăng sản xuất huyết sắc tố trong máu, do đó chúng rất tốt cho người bị bệnh thiếu máu.

- Quả chuối có thể điều chỉnh nhu động ruột cho dù đó là táo bón hay tiêu chảy. Ăn một quả chuối sau mỗi bữa ăn giúp cải thiện tiêu hóa đáng kể.

- Khi bị nôn nao, một li sữa cùng một quả chuối với mật ong có thể mang lại sự nhẹ nhõm vô cùng. Sữa lạnh làm dịu niêm mạc dạ dày và chuối với mật ong làm tăng lượng đường trong máu.

- Quả chuối cung cấp một nguồn kali phong phú có thể khiến một người tỉnh táo, nên nó được xem là một trong các loại trái cây bổ não.

- Quả chuối có thể thay thế cho bữa ăn nhẹ đối với những người bị huyết áp cao vì chúng lành mạnh với hàm lượng muối thấp.

- Quả chuối tốt đối với những người mắc bệnh trầm cảm, vì chúng có chứa một loại protein gọi là serotonin, còn được gọi là hormone hạnh phúc vì nó tăng cảm giác hạnh phúc và thư giãn.

- Quả chuối có thể được ăn thường xuyên để điều trị loét dạ dày vì chúng trung hòa axit trong dạ dày. Loại trái cây mềm và mịn này không gây kích ứng các thành dạ dày.

- Đối với phụ nữ mang thai bị ốm nghén, ăn quả chuối giữa các bữa ăn sẽ giúp làm giảm các cơn buồn nôn trong dạ dày.

- Quả chuối có thể có tác dụng hỗ trợ đối với người cai nghiện thuốc vì loại quả này rất giàu vitamin C, A, B6 và B12. Chuối cũng chứa kali và magiê, giúp cơ thể phục hồi sau khi rút nicotine.

- Quả chuối có tác dụng kháng axit, vì vậy những người bị ợ nóng sẽ tìm thấy sự nhẹ nhõm sau khi ăn một quả chuối.

- Kali là một khoáng chất quan trọng giúp bình thường hóa nhịp tim khi điều hòa lượng nước của cơ thể. Vì quả chuối là một nguồn giàu kali nên nó giúp cân bằng các rối loạn chất lỏng trong cơ thể.

- Đối với người muốn kiểm soát cân nặng, quả chuối là một món ăn nhẹ tuyệt vời thay cho khoai tây chiên giòn và sô cô la. Nghiên cứu cho thấy việc cung cấp năng lượng cho cơ thể khi làm việc với áp lực cao bằng cách ăn chuối mỗi 2 - 3 giờ là lựa chọn khá tốt, vì đây là thực phẩm chứa nhiều carbohydrate kiểm soát lượng đường trong máu. Vỏ của quả chuối có thể dùng để chà lên vết muỗi đốt nhằm loại bỏ cảm giác châm chích và giảm sưng.

- Một quả chuối chín nghiền nhuyễn và đắp lên mặt rất tốt trong việc giữ ẩm, nuôi dưỡng làn da mệt mỏi và khô ráp …

Cây chuối là loài thân thảo lớn nhất. Thân giả lên tới 6 – 7,6m, mọc lên từ một thân ngầm. Thân cây chuối có thể dùng chế biến các món ăn giàu dinh dưỡng và chất xơ cho người và động vật (nhất là gà, heo …). Do đó, trồng chuối mà kết hợp với nuôi gà, heo … sẽ rất có lợi.

Khi buồng chuối được thu hoạch, thân cây chuối bị cắt đi. Phần thân mềm bên trong thân cây chuối (lõi của thân cây chuối) được sử dụng làm thực phẩm và dược liệu:

- Ở miền Nam Ấn Độ, lõi của thân cây chuối được nấu như một loại rau và ăn cùng với cơm.

- Lõi của thân cây chuối có chất xơ, điều này rất có lợi cho những người đang muốn giảm cân. Theo khuyến nghị, để hỗ trợ việc giảm cân, chúng ta có thể ăn 25g đến 40g lõi của thân cây chuối/ngày.

- Lõi của thân cây chuối là một nguồn thực phẩm giàu kali và vitamin B6 giúp sản xuất insulin và huyết sắc tố. Ăn lõi của thân cây chuối mỗi tuần một lần giúp kiểm soát huyết áp cao.

- Lõi của thân cây chuối duy trì cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Nó là một chất lợi tiểu và giúp giải độc cơ thể. Có một quan niệm phổ biến là ăn lõi của thân cây chuối rất tốt cho bệnh nhân bị sỏi thận.

- Bên cạnh đó, lõi của thân cây chuối còn được sử dụng để chữa một số bệnh như: Ho khan, hỗ trợ hoạt động nhu động ruột, giảm ợ chua, hỗ trợ điều trị thiếu máu, nhiễm trùng đường tiểu …

Lá chuối ra theo hình xoắn, có thể kéo dài 2,7m và rộng 60cm. Lá chuối có thể ngăn ngừa lão hóa, phòng chống ung thư vì giàu chất chống oxy hóa polyphenol, chữa đau họng hiệu quả, nâng cao hệ thống miễn dịch cho cơ thể (làm trà lá chuối), duy trì làn da khỏe mạnh (làm mặt nạ lá chuối), giúp cho mái tóc chắc khỏe, bóng mượt, hỗ trợ điều trị các vết thương nhẹ (lấy lá chuối giã nát đắp lên vết thương sẽ giúp cầm máu), hoặc dùng làm nguyên liệu chế biến các món ăn giàu dinh dưỡng, mùi vị … Đặc biệt, việc dùng lá chuối rất an toàn cho con người. Bên cạnh đó, lá chuối còn là món ăn khoái khẩu của cá trắm đen (sau khi sơ chế). Khi thực hiện ý tưởng này, bạn nên nghiên cứu dùng lá chuối làm nguyên liệu sản xuất bao gói thực phẩm, thức ăn cho cá trắm đen … để gia tăng lợi nhuận.

Ở Ấn Độ và châu Á, lá chuối được sử dụng để bọc (bao) thực phẩm trước khi hấp và nướng. Chiếc lá làm cho thức ăn có hương vị thơm ngon. Lá không dùng để ăn nhưng khi gia nhiệt một số polyphenol được truyền vào thức ăn. Bên cạnh đó, việc sử dụng lá chuối còn giúp kháng khuẩn, bảo vệ môi trường.

Hoa chuối thường lưỡng tính, đầu hoa thường ra một hoa đực riêng, không sinh sản, còn được gọi là bắp chuối, nhưng đôi khi có thể ra thêm. Một thân cây chuối ở Hinigaran, Negros Occidental, Philippines ra năm hoa. Bắp chuối được dùng như rau ở Đông Nam Á. Nó được hấp, trộn salad, hoặc ăn sống. Các hoa cái ở trên hoa đực và không cần được thụ phấn để tạo quả chuối.

Hoa chuối mọc ở cuối buồng chuối, nó có hình nón, màu hạt dẻ với những bông hoa màu kem nằm bên trong. Những bông hoa này cần được làm sạch trước khi được nấu chín như một loại rau. Hoa chuối rất giàu vitamin, flavonoid và protein. Hoa chuối đã được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị viêm phế quản, táo bón và các vấn đề về loét. Nó cũng có tác dụng làm giảm đau bụng kinh nguyệt, giảm huyết áp, cải thiện sức khỏe của tử cung, điều trị thiếu máu, cải thiện chức năng của thận, giải quyết các vấn đề tiêu hóa. Các chiết xuất của hoa chuối có đặc tính chống oxy hóa ngăn chặn các gốc tự do, kiểm soát tổn thương tế bào và mô.

Cây chuối rất thích hợp với đất đồi bazan nên đối với những người ở những vùng quê nghèo mà nói nếu áp dụng ý tưởng này có thể thay đổi số phận. Cây chuối phát triển rất nhanh, từ lúc trồng tới lúc ra buồng chỉ 2 tháng. Sau khi ra buồng 4 tháng 10 ngày là thu hoạch. Tổng cộng, chỉ trồng hơn 6 tháng là bắt đầu có thu. Sau khi thu xong, chặt cây mẹ dùng làm thức ăn nuôi gà, thực phẩm cho người và phân bón; sau đó, dưỡng cây con, chỉ 2 tháng sau là vòng thu hoạch mới lại bắt đầu. Ngoài ra, trong quá trình trồng còn có thể thu hoạch lá làm thức ăn cho cá trắm đen, bao gói thực phẩm và phân bón … Nếu thiết kết trang trại như tôi trình bày, thì ngoài nguồn thu từ cây chuối, gà, cá …, chủ trang trại còn có nguồn thu từ các hoạt động như: Bán vé cho khách tham quan trang trại, bán các sản phẩm từ trang trại cho khách tham quan (khách đến trang trại sẽ được thưởng thức vô số món ăn ngon do trang trại chế biến từ những nguyên liệu có sẵn từ trang trại, khách sẽ vô cùng thích thú), nhận hướng dẫn cho những người có nhu cầu khởi nghiệp từ mô hình kinh doanh này, bán giống cây trồng và vật nuôi …

II - Ý tưởng ra sao?

Đầu tiên, bạn phải hội đủ điều kiện thực hiện ý tưởng này. Sau đó, bạn mới tính đến chuyện khởi nghiệp với mô hình kinh doanh Trồng chuối, nuôi gà.

Để thành công với mô hình kinh doanh này, bạn cần rất nhiều thứ. Một số thứ là tiền đề, bạn phải có nó thì mới thành công. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng vì phần lớn bạn có thể tạo ra được. Điều cần nhất với bạn là sự quyết tâm, lòng kiên trì, đức siêng năng và sự sáng tạo … Ở đây, tôi chỉ trình bày về mô hình kinh doanh:

 

Nhìn hình vẽ phác thảo ở trên, bạn có thể thấy:

- Bạn cần có một khu đất lí tưởng để làm trang trại trồng chuối, nuôi gà, nuôi cá và làm du lịch … Về cơ bản, khu đất này sẽ được thiết kế thành trang trại như hình trên. Có tường bao quanh, cao khoảng 2m. Xung quanh tường bao là lối đi. Dọc lối đi (sát tường bao) có trồng hoa giấy và các loại cây trồng khác để làm đẹp trang trại hoặc thu hoạch hoa trái. Đặc biệt, phía cổng có thiết kế hai bồn hoa giấy rực rỡ như hai ngọn đuốc hoặc vòm hoa giấy đẹp mắt đầy màu sắc làm điểm nhấn cho trang trại.

- Khi khách vào trang trại, khách sẽ chạy xe vào thẳng Khu vực đậu xe; sau đó, khách sẽ đến Khu vực chế biến, buôn bán, tiếp khách. Ở đây, có nhà nghỉ, võng, ghế … cho khách ngồi, nằm nghỉ, ăn uống … Khu vực này, cũng là nơi bảo quản, trưng bày sản phẩm của trang trại. Khách có thể chọn lựa rồi mua; sau đó, mang về hoặc nhờ đầu bếp chế biến để thưởng thức ngay tại chỗ …

- Sau khi nghỉ ngơi, hướng dẫn viên sẽ dẫn khách đi thăm quan trang trại. Khách có thể chọn đến Ao cá để xem cá hoặc câu cá. Dọc Ao cá sẽ có chòi hoặc chỗ ngồi cho khách ngồi câu cá, ngắm cảnh. Trang trại sẽ cho thuê cần câu và bán mồi câu để khách câu cá. Cá câu được sẽ bán cho du khách (nếu khách muốn mua).

Nếu không thích câu cá, khách có thể đi tham quan vườn chuối, đồi gà. Khách có thể tự tay hái chuối, bắt gà hay lượm trứng … Cá câu được, gà bắt được, chuối hái được, trứng lượm được có thể mua; sau đó, mang về hoặc nhờ đầu bếp chế biến để thưởng thức ngay tại chỗ …

Trong quá trình tham quan trang trại, khách sẽ được hướng dẫn viên giới thiệu về trang trại cũng như qui trình làm ra những sản phẩm của trang trại …

Trang trại cũng cung cấp dịch vụ cho thuê chỗ nghỉ để khách nghỉ lại trang trại nếu có nhu cầu …

Tại sao Ao cá lại có nhiều ao nhỏ?

Bên tay trái của hình vẽ trên, bạn có thể thấy Ao cá màu cam. Ao cá này là ao cá lộ thiên, nhưng có một đoạn ao ngầm thông với Hồ lọc. Ao cá được thiết kế hơi nghiêng về phía Hồ lọc để chất thải từ cá sẽ đổ về phía Hồ lọc khi hút.

Tôi thiết kế thành từng ao nhỏ để có thể nuôi nhiều loại cá khác nhau hoặc nuôi cá kích cỡ khác nhau. Khi khách câu cá, chỉ cho khách câu ở ao có cá đạt chuẩn, hoặc chỉ khi khách câu được cá đạt chuẩn mới cho lấy.

Ở ý tưởng này, tôi khuyến khích bạn nuôi cá trắm đen vì có thể dùng lá chuối xay nhuyễn làm thức ăn một phần cho chúng, nên bạn sẽ cắt giảm được chi phí nuôi cá rất lớn.

Tại sao lại có Hồ lọc?

Hồ lọc sẽ hút chất thải, nước dơ từ Ao cá và Ao cá giống; sau đó, lọc rồi bơm nước sạch đầy lại các Ao này. Chất thải từ cá sau khi lọc xong sẽ dùng làm phân bón để bón cho cây trồng. Việc lọc nước thường xuyên cũng như không cho nước trực tiếp vào ao cá để cá sinh trưởng tốt.

Tại sao lại có Ao cá giống?

Là trang trại lớn, bạn phải chủ động về nguồn giống; do đó, bạn phải tự nhân giống cây trồng, vật nuôi để giảm chi phí, rủi ro.

Khu vực phục vụ trang trại dùng làm gì?

Có rất nhiều máy móc, thiết bị, dụng cụ phục vụ cho trang trại cần bảo quản, do đó, phải có nhà kho.

Có rất nhiều công việc cần làm như phối trộn đất trồng, chế biến thức ăn cho gà, cá, sơ chế và sản xuất sản phẩm của trang trại  …, nên cần có nơi chứa phân, ủ phân, chứa đất, phối trộn đất trồng, chứa nguyên liệu chế biến thức ăn cho gà, cá, chế biến thức ăn cho gà, cá, tập kết nguyên liệu và sản phẩm của trang trại, sơ chế và sản xuất sản phẩm của trang trại …

Bạn hãy tưởng trang trại giống như nơi làm từ đầu đến cuối để cho ra sản phẩm. Người đến trang trại thu mua chỉ việc chất sản phẩm của trang trại lên xe mang đi tiêu thụ, không phải làm gì cả. Gà đã làm sạch, đóng gói, hút chân không; chuối đã làm sạch, bỏ hộp, dán nhãn … Tất cả chỉ chờ giao đến tay khách hàng.

Khu vực trồng chuối và nuôi gà chung nhau?

Đúng vậy! Khu vực này sẽ ngăn cách với các khu vực khác. Vì nuôi gà thả vườn nên chúng sẽ được thả trong vườn chuối. Khi chúng muốn đẻ, ngủ hay trú mưa thì chạy đến đồi gà. Đồi gà được thiết kế giống như quả núi rỗng ruột thu nhỏ nằm trên nền đất cao hơn đất trồng chuối. Đồi gà có hai lối ra vào, có cửa đóng mở. Thường thì hai cửa này mở, chỉ khi cần thiết mới đóng. Phía trong đồi, dưới nền đất, có trải cát để gà vào chơi, ngủ, ăn uống (vì trong đồi có đặt các máng ăn, uống cho gà) hay trú mưa. Xung quanh đồi, làm các tầng, có hành lang dốc ra phía ngoài, có hốc lót rơm để gà nhảy lên rồi chui vào đó đẻ. Thiết kế làm sao để khi trời mưa nước mưa không thể làm ướt ổ và thoát nhanh …

III - Thực hiện thế nào?

Bạn liên hệ tác giả ý tưởng nhé!

Chat Master (Anastar) - Tác giả ý tưởng

*Bạn nào quan tâm đến Mô hình kinh doanh này, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ email: contact@anastar.vn | anastar1512@gmail.com để biết thêm chi tiết! Hoặc cách khác, bạn cũng có thể gửi câu hỏi / yêu cầu cụ thể qua Bản đăng kí sau đây: http://bit.ly/TuVanKhoiNghiep
 
Chúc các bạn những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống!

BÌNH LUẬN BẰNG MAIL

BÌNH LUẬN FACEBOOK