YT 33: MHKD SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP DẠNG KHÔ

YT 33: MHKD SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP DẠNG KHÔ

YT 33: MHKD SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP DẠNG KHÔ

10:06 - 19/08/2021

Tại sao bạn không biết biến những nguyên liệu tươi thành những nguyên liệu khô giúp khách hàng có thể bảo quản lâu hơn, sử dụng tiện hơn, tiết kiệm nhiều hơn …? Song song đó, bạn có thể cung cấp sỉ cho những người kinh doanh khác để sản xuất mì gói, đồ khô, bánh kẹo … chẳng hạn. Với rất nhiều loại sản phẩm nông nghiệp dạng khô bạn có thể chế biến và thị trường sản phẩm nông nghiệp dạng khô vô cùng rộng lớn, bạn sẽ nhanh chóng trở nên giàu có.

Ý TƯỞNG KHU VUI CHƠI GIẢI TRÍ (SNYT 1)
Ý TƯỞNG ẨM THỰC KIỂU MỚI (SNYT 2)
Ý TƯỞNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO (SNYT 3)
Ý TƯỞNG THIẾT KẾ CẢNH QUAN (SNYT 4)
Ý TƯỞNG CHUỖI ẨM THỰC NHANH (SNYT 5)

I - Nguồn gốc ý tưởng?

Tôi mới đọc được bài đăng trên Thời báo Ngân Hàng: “Nhỏ như lá hành lại là … chuyện lớn” có vài đoạn như sau:

Vừa qua, làm việc với UBND TP.HCM, Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM cho biết nhiều doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền đang hết sức khó khăn, thậm chí có thể bị ngưng sản xuất chỉ vì thiếu … hành lá!

Giải thích về các khó khăn của doanh nghiệp sản xuất, bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM cho biết, trong nhiều ngày nay việc thu mua, vận chuyển hàng hoá nông sản từ các vùng nguyên liệu ở miền Tây, miền Đông Nam Bộ về TP.HCM bị ách tắc vì dịch Covid-19. Đặc biệt, kênh thu mua, phân phối truyền thống gần như đứt gãy hoàn toàn đã gây khó khăn cho người dân lẫn doanh nghiệp thực phẩm trong việc tiếp nhận, tiêu thụ nguồn nông sản thực phẩm phục vụ tiêu dùng và sản xuất hàng ngày.

Trong khi đó, để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh, ngoài các nguyên liệu chính thì các doanh nghiệp sản xuất đầu cuối phải nhập từ nhiều loại nguyên phụ liệu khác nhau. Mà hiện nay, việc các nhà cung cấp nguyên liệu phải thu hẹp sản xuất, thậm chí dừng hoạt động vì có ca F0 có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

"Một số doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền đã phải thu hẹp sản xuất chỉ vì thiếu hành lá. Trong thành phần công bố có phụ liệu này, nếu tự ý bỏ qua bất kì thành phần nào, đến khi cơ quan quản lí phát hiện sẽ bị xử phạt", bà Chi chỉ rõ.

Và đọc được một bài báo nữa, “Đưa cà rốt, hành lá sấy khô đi Nhật, Hàn, nông dân bỏ túi nghìn tỷ”:

Những năm qua, hành, tỏi, cà rốt đã trở thành cây trồng chủ lực của người dân các huyện Kinh Môn, Nam Sách, Cẩm Giàng (Hải Dương) trong vụ đông. Để nâng cao giá trị của những loại nông sản này, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã đầu tư chế biến đã có doanh nghiệp xuất khẩu thành công sản phẩm hành lá, hành củ, cà rốt sấy khô sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc. 

Theo Sở NN&PTNT Hải Dương, vụ đông năm 2018-2019, tổng diện tích trồng cà rốt trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 1.200 ha, với tổng sản lượng khoảng 43.000 tấn, trong đó tập trung nhiều nhất tại huyện Cẩm Giàng, Nam Sách …

Về tình hình tiêu thụ, cà rốt tươi của tỉnh Hải Dương chủ yếu được các công ty, doanh nghiệp và thương lái thu mua, đem đi tiêu thụ tại các tỉnh miền Trung, miền Nam và các thành phố lớn. Hiện sản phẩm cà rốt Hải Dương đã được một số nhà máy thu mua sơ chế, chế biến để đưa đi xuất khẩu, chủ yếu là xuất sang Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Hải Dương, hiện toàn tỉnh có 16 doanh nghiệp và khoảng 50 tư thương thu gom cà rốt, tập trung chủ yếu trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, Nam Sách. Cà rốt sau khi thu mua sẽ được rửa sạch, phân loại và đóng gói.

Theo đó, những củ cà rốt tươi to, đẹp, kích cỡ đều nhau, không sứt, sẹo sẽ được đóng thùng carton đưa đi xuất khẩu; loại 2 sẽ được đưa đi tiêu thụ ở các tỉnh miền Trung, miền Nam; loại 3-4 sẽ được các cơ sở đưa vào chế biến, sấy khô hoặc cấp đông để xuất đi nhiều thị trường khác nhau.

Một số doanh nghiệp đang tiêu thụ sản lượng lớn cà rốt tươi như công ty TNHH MTV Hưng Việt (huyện Gia Lộc); công ty CP chế biến nông sản thực phẩm Tân Hương, công ty CP Giống cây trồng và Nông sản xuất khẩu Kiên Giang, công ty CP xuất nhập khẩu Xuân Lộc, công ty TNHH NSTP Ánh Dương (huyện Cẩm Giàng) …

Vào vụ thu hoạch, mỗi ngày, các doanh nghiệp này thu mua từ 20 – 100 tấn cà rốt cho nông dân, với giá dao động 3.000-5.000 đồng/kg tùy loại.

Ông Nguyễn Đức Mệnh – Giám đốc công ty CP chế biến nông sản thực phẩm Tân Hương (xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng) cho biết, hiện công ty đang liên kết cùng nông dân sản xuất cà rốt sạch với diện tích gần 100ha. Trung bình mỗi ngày, công ty thu mua 1-2 container cà rốt tươi với giá từ 5.000 – 6.000 đồng/kg.

Niên vụ 2017/2018 công ty thu mua khoảng 10.000 tấn cà rốt, trong đó 50% sản lượng tiêu thụ nội địa, 50% đưa đi xuất khẩu sang các nước Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc … Trong đó, riêng cà rốt chế biến xuất khẩu chiếm khoảng 20% sản lượng.

“Năm nay, đã có doanh nghiệp Nhật Bản đặt cọc tiền mua 240 tấn cà rốt tươi. Chúng tôi cũng đang được các đối tác Hàn Quốc làm việc đặt hàng. Nhìn chung, việc xuất khẩu cà rốt sang Nhật Bản, hay Hàn Quốc khá dễ chứ không quá khó khăn như nhiều người tưởng. Quan trọng nhất là mình phải làm tốt, sản phẩm đảm bảo cam kết thì bao nhiêu hàng, họ cũng mua hết” – ông Mệnh nói.

Đặc biệt, với khách hàng Nhật Bản, ông Mệnh cho biết khi cà rốt đã đáp ứng yêu cầu thì họ sẽ thu mua từ củ to tới củ nhỏ để mang về Nhật Bản thái lát, làm nước ép … Đối tác Nhật Bản sẽ đến tận ruộng kiểm tra nguồn nước, đất trồng, theo dõi lịch gieo cấy, thu hoạch đúng ngày. Họ cũng thích mua cà rốt Việt Nam hơn cà rốt Trung Quốc vì chất lượng thơm ngon.

Theo ông Mệnh, hiện thị trường tiêu thụ cà rốt không ổn định do phải cạnh tranh gay gắt với cà rốt Trung Quốc. Để chủ động và tránh rủi ro, ông Mệnh cho rằng các doanh nghiệp nên đầu tư xây dựng các kho lạnh để thu mua, bảo quản cà rốt cho người dân, sau đó tung ra thị trường khi Trung Quốc khan hàng. Hai là mạnh dạn đầu tư dây chuyền chế biến cà rốt thành các sản phẩm sấy khô, cô đặc.

“Lường trước khó khăn, vài năm qua DN của tôi đã đầu tư, dành 20% lượng cà rốt để chế sấy khô. Những sản phẩm này sau đó được bán lại cho các doanh nghiệp sản xuất mì tôm, cơm rang hay làm mứt” – vị này cho biết. 

Tương tự, ngoài thu mua cà rốt, doanh nghiệp của ông Mệnh và các công ty kinh doanh nông sản khác còn thu mua cả hành, tỏi, gừng, quế … Riêng hành lá, công ty của ông Mệnh thu mua từ nhiều nơi trong huyện và cả các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, với giá thu mua từ 6.000 – 7.000 đồng/kg lá hành (14kg lá hành tươi sẽ làm ra 1kg lá hành sấy khô).

Với sự tham gia liên kết, thu mua của các doanh nghiệp, những năm gần đây cây hành, tỏi được người dân Hải Dương trồng quanh năm. Trong khi hành Kinh Môn chủ yếu được xuất bán ở dạng củ phơi khô thì sản phẩm đưa ra thị trường của hành Nam Sách khá đa dạng. Ngoài dạng củ phơi khô, nông dân Nam Sách còn xuất bán củ tươi; lá hành, dọc hành ...

Hiện nông dân trong huyện Kinh Môn đã thu hoạch xong hành, tỏi vụ đông. Năm nay do thời tiết diễn biến phức tạp nên năng suất hành, tỏi đạt 5 tạ/sào, giảm khoảng 15% so với cùng kì năm trước. Tuy nhiên, do diện tích và giá bán đều tăng nên giá trị cây hành, tỏi cao hơn cùng kì năm trước.

Huyện có khoảng 3.400 ha cây hành, 300 ha cây tỏi. Với giá bán 23.000 đồng/kg hành và 45.000 đồng/kg tỏi, tổng thu toàn huyện đạt 1.237 tỉ đồng. 

Những nguyên liệu gia vị dạng khô thấy vậy nhưng trong cuộc sống con người rất cần đến chúng và khi dịch bệnh xảy ra, con người lại cảm thấy cần chúng hơn bao giờ hết. Tôi tự hỏi: Tại sao bạn không biết biến những nguyên liệu tươi thành những nguyên liệu khô giúp khách hàng có thể bảo quản lâu hơn, sử dụng tiện hơn, tiết kiệm nhiều hơn …? Song song đó, bạn có thể cung cấp sỉ cho những người kinh doanh khác để sản xuất mì gói, đồ khô, bánh kẹo … chẳng hạn. Với rất nhiều loại sản phẩm nông nghiệp dạng khô bạn có thể chế biến và thị trường sản phẩm nông nghiệp dạng khô vô cùng rộng lớn, bạn sẽ nhanh chóng trở nên giàu có.

Tôi nhận thấy nước ta có điều kiện để phát triển mô hình kinh doanh này từ gốc tới ngọn, tức là trồng cây nông nghiệp => nghiên cứu + chế biến => bán ra thị trường. Do đó, theo đuổi mô hình kinh doanh này bạn có thể nắm quyền chủ động và thu nhiều lợi ích.

Việt Nam có thể xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh trồng cây nông nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Có thể kể một số loại cây  điển hình như hành, tỏi, gừng, nghệ, chanh, sả, cà rốt, các loại đậu …

Vấn đề ở đây là bạn phải có cách làm “ưu việt khác với thông thường” để có thể khai thác hết tiềm năng của đất nước chứ không phải bắt chước người đi trước. Cùng một diện tích đất, bạn phải tối đa năng suất, tiết kiệm chi phí …, và phải có cách chế biến cũng như bán hàng hoàn toàn khác biệt thì mới mong dẫn đầu thị trường về lĩnh vực này.

II - Ý tưởng ra sao?

Muốn thành công với ý tưởng này, bạn phải làm từ gốc. Tức là bạn phải đầu tư xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh trồng cây nông nghiệp trước rồi mới tính đến việc chế biến, kinh doanh. Nếu không làm được vậy, bạn cũng phải kiểm soát được số lượng, chất lượng nguyên liệu mà mình thu mua.

Sau khi đầu tư xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh trồng cây nông nghiệp, bạn nên đầu tư nghiên cứu để tìm ra những công thức chế biến phù hợp đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ở từng thị trường riêng biệt.

Tiếp đó, bạn nên chọn tên thương hiệu, thiết kế logo … rồi đăng kí kinh doanh song song với việc xây dựng những nền tảng để có thể sản xuất hàng loạt.

Và cuối cùng là xây dựng và phát triển các kênh bán hàng để tấn công thị trường nhằm giành thắng lợi.

Nếu chưa chuẩn bị đủ điều kiện thì tốt nhất không nên theo đuổi hướng đi này, bởi bạn khó có thể “thực hiện đúng kịch bản” của ý tưởng để thành công, trừ khi bạn may mắn.

Như bạn biết đó, Việt Nam là nước nông nghiệp, nhưng hầu như những sản phẩm nông nghiệp của chúng ta lại không đạt chuẩn, không dám nói là không an toàn, vệ sinh … Do đó, việc mua nguyên liệu trôi nổi trên thị trường về để chế biến sẽ không thể cho ra sản phẩm đạt chất lượng. Khởi nghiệp mà có tư tưởng “ăn xổi, ở thì” trước sau gì cũng thất bại.

Khi xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh trồng cây nông nghiệp, bạn cần học hỏi, nghiên cứu để tìm ra những mô hình, kĩ thuật, phương pháp … tối ưu nhằm tối đa hóa chi phí đầu tư. Làm sao tận dụng hết công suất của đất trồng? Làm sao áp dụng khoa học kĩ thuật để giảm tối đa nhân công, chi phí? Làm sao không sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu mà cây trồng vẫn đạt năng suất và chất lượng? … Bạn phải trả lời được những câu hỏi này thì mới có cơ may thành công lớn.

Công nghệ chế biến thực phẩm của Việt Nam còn lạc hậu. Muốn khởi nghiệp thành công bạn phải ra sức học hỏi, nghiên cứu, sáng chế, đầu tư … nhiều.

Tôi thấy nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa áp dụng hay chưa biết áp dụng công nghệ một cách triệt để vào qui trình sản xuất, quản lí …, do đó, năng suất và chất lượng sản phẩm mà họ thu lại chưa cao. Làm thủ công chẳng những chất lượng sản phẩm sẽ không đồng nhất mà năng suất sản phẩm cũng không cao gì. Phải công nghệ, máy móc hóa các qui trình sản xuất, quản lí … thì kết quả thu lại mới cao. Tiếc là nhiều người khởi nghiệp không có tư tưởng này. Họ ngại tìm tòi học hỏi, đầu tư nghiên cứu …, chỉ muốn nhanh chóng thu lại lợi nhuận nên thường chọn cách làm chụp giật, nông cạn …

“Thành bại tại kĩ năng”. Ý tưởng khởi nghiệp tốt, nắm được bí quyết làm nhưng lại yếu về khâu thị trường cũng không thể thành công. Thị trường là khâu cuối nhưng lại là khâu quyết định thành bại của người khởi nghiệp. Hãy thực tế, đừng mơ mộng. Bằng mọi giá bạn phải làm tốt công tác bán hàng mới tiến lên. Do đó, đừng ngại học hỏi, lăn lộn, “dầm mưa dãi nắng”, “ngậm đắng nuốt cay” … để có những kĩ năng tốt nhất trong tất cả mọi việc, đặc biệt là kĩ năng bán hàng.

Hướng đi biến sản phẩm nông nghiệp thành sản phẩm tiêu dùng hàng ngày dưới dạng khô, bao gồm cả việc kết hợp sản phẩm nông nghiệp dạng khô với các nguyên liệu khác, để có thể bảo quản lâu dài, sử dụng tiện lợi, tiết kiệm chi phí, gia tăng giá trị … là hướng đi mang lại nhiều lợi ích cho người dân, đất nước. Tuy nhiên, để có thể khởi nghiệp thành công với ý tưởng này không phải điều đơn giản. Cho dù bạn có các điều kiện cần thiết cũng không dám khẳng định rằng bạn sẽ thành công, bởi những gì mà bạn phải đối mặt trong tương lai không thể đoán định được. Nhưng nếu bạn đủ dũng khí thì hãy khởi nghiệp, “mặc kệ nó, làm tới đi”, có thể bạn sẽ có câu chuyện hay để kể cho con cháu sau này.

III - Thực hiện thế nào?

Bạn liên hệ tác giả ý tưởng nhé!

Chat Master (Anastar) - Tác giả Ý tưởng kinh doanh

*Bạn nào quan tâm đến Mô hình kinh doanh này, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ email: contact@anastar.vn | anastar1512@gmail.com để biết thêm chi tiết! Hoặc cách khác, bạn cũng có thể gửi câu hỏi / yêu cầu cụ thể qua Bản đăng kí sau đây: http://bit.ly/TuVanKhoiNghiep
 
Chúc các bạn những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống!

BÌNH LUẬN BẰNG MAIL

BÌNH LUẬN FACEBOOK