YT 30: MHKD HÔ BIẾN TRÁI DỪA

YT 30: MHKD HÔ BIẾN TRÁI DỪA

YT 30: MHKD HÔ BIẾN TRÁI DỪA

10:28 - 23/07/2021

Tôi rất thích uống nước dừa, nhất là vào những ngày nắng nóng. Nước dừa là nước trái cây tự nhiên an toàn. Thế nhưng có một điều khiến tôi không hài lòng là chất lượng nước dừa không đồng nhất, và nếu chỉ uống mỗi nước dừa hoài thì sẽ chán. Nước dừa cần được pha trộn với nhiều loại nước trái cây, trái cây … khác để tăng dinh dưỡng khi nạp vào cơ thể. Do đó, tôi đã nghĩ ra ý tưởng “trưng dụng” trái dừa làm thành “chai nước dừa tự nhiên, đa dạng và an toàn” có thể sản xuất hàng loạt thay thế những loại nước uống không có nhiều lợi ích hiện nay.

Ý TƯỞNG KHU VUI CHƠI GIẢI TRÍ (SNYT 1)
Ý TƯỞNG ẨM THỰC KIỂU MỚI (SNYT 2)
Ý TƯỞNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO (SNYT 3)
Ý TƯỞNG THIẾT KẾ CẢNH QUAN (SNYT 4)
Ý TƯỞNG CHUỖI ẨM THỰC NHANH (SNYT 5)
YT 30: MHKD HÔ BIẾN TRÁI DỪA

I - Nguồn gốc ý tưởng?

Dừa là một loại quả ngon, thơm, ngọt, được trồng phổ biến ở miền Nam – Việt Nam.

Khoa học chứng minh trong nước dừa có chứa nhiều chất dinh dưỡng như glucose, axit amin, các khoáng chất như magiê, phốt pho, canxi, đồng, sắt, đặc biệt là mangan - chất tham gia vào cấu tạo của xương, các hoạt động chuyển hóa đạm, đường, béo trong cơ thể, làm tăng nhạy cảm của cơ thể với insulin trong việc hấp thu đường.

Bên cạnh đó, nước dừa chứa nhiều chất điện giải như kali, natri. Những chất điện giải trong nước dừa đều ở dạng dễ hấp thụ vào cơ thể, giúp duy trì lượng nước trong cơ thể, nồng độ pH trong máu và chức năng của cơ. Chất khoáng và điện giải còn có tác dụng ngăn ngừa các cơn chuột rút hay co thắt cơ. Chính vì vậy, nước dừa được coi như một thức uống thể thao tự nhiên với ít calo và không có caffein. Nước dừa không chứa chất béo, không cholesterol và có vị ngọt tự nhiên giúp thỏa mãn cơn khát một cách hiệu quả. Ngoài ra, các axit amin chất lượng cao trong nước dừa hỗ trợ xây dựng khối cơ sau vận động thể thao, phát triển xương, tóc, da, và tạo ra kháng thể. Đặc biệt, nước dừa còn có nhiều vitamin nhóm B, vitamin C, hỗ trợ duy trì chức năng tế bào, tăng miễn dịch và trao đổi chất, trong đó có vitamin B9 (Folate) rất cần thiết cho việc phân hóa phát triển tế bào, sản sinh hồng cầu, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai. Trong kháng chiến, các bác sĩ đã dùng nước dừa thay cho dịch truyền để cứu thương binh.

Các sách đông y có ghi: Dừa "chủ yếu là tiêu khát, chữa thổ huyết, phù thũng, trừ phong nhiệt" (phong nhiệt là phong tà kết hợp với nhiệt tà gây nên bệnh, thường xuất hiện các triệu chứng như phát sốt, nhức đầu, gai rét, sợ gió, ra mồ hôi, tắc mũi, ho, họng rát đau, khát nước, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng, mỏng, hơi vàng, mạch phù sác). Còn sách Trung Quốc dược thực đồ giám có ghi: "Dừa có tác dụng "tư bổ, thanh thử, giải khát" và tiêu cam (bệnh trẻ con bụng ỏng da vàng), tẩy giun sán, kết hợp với mật để chữa chứng gầy yếu xanh xao ở trẻ nhỏ". Theo nghiên cứu của đông y, dừa vị ngọt, tính bình, sinh tân, lợi niệu, sát trùng. Trái dừa có thể dùng chữa trị các chứng bệnh viêm nhiệt, háo khát, tân dịch, bị tổn thương, miệng nôn trôn tháo, phù nề, tiểu tiện ít, bệnh về kí sinh trùng đường ruột, bị lở loét, viêm da ... Ăn cùi dừa, uống nước dừa có thể làm cho mặt mày rạng rỡ, da dẻ mịn màng, người đẹp thêm ra. Có thể nói, quả dừa từ ruột đến vỏ đều là những vị thuốc Đông y quí giá.

Tôi rất thích uống nước dừa, nhất là vào những ngày nắng nóng. Nước dừa là nước trái cây tự nhiên an toàn. Thế nhưng có một điều khiến tôi không hài lòng là chất lượng nước dừa không đồng nhất, và nếu chỉ uống mỗi nước dừa hoài thì sẽ chán. Nước dừa cần được pha trộn với nhiều loại nước trái cây, trái cây … khác để tăng dinh dưỡng khi nạp vào cơ thể. Do đó, tôi đã nghĩ ra ý tưởng “trưng dụng” trái dừa làm thành “chai nước dừa tự nhiên, đa dạng và an toàn” có thể sản xuất hàng loạt thay thế những loại nước uống không có nhiều lợi ích hiện nay.

II - Ý tưởng ra sao?

Trước tiên, bạn phải có trái dừa. Loại trái dừa cho nước ngon và đẹp mã. Hãy hướng dẫn kĩ thuật trồng cho chủ vườn để có trái dừa chất lượng tốt nhất, rồi kí hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Về lâu dài, bạn nên đầu tư một phần, hợp tác một phần để chủ động nguồn nguyên liệu trong sản xuất. Ở đây, tôi muốn nói đến qui trình sản xuất hàng loạt, cho ra hàng triệu “chai nước dừa tự nhiên, đa dạng và an toàn” mỗi năm để cung cấp cho khách hàng, chứ không phải đẩy xe bán lẻ từng trái dừa kiếm sống.

Có trái dừa rồi, công việc tiếp theo của bạn là “hô biến trái dừa” thành “sản phẩm đặc biệt cả bên trong lẫn bên ngoài”. Để làm được điều này, bạn cần có:

1. Ý tưởng.

2. Phương pháp (tạo hình, chế biến, trang trí …).

3. Vốn liếng.

4. Công nghệ…

Về cơ bản, trái dừa sẽ được tạo hình đẹp mắt => lấy hết nước và cái ra => làm sạch, sấy khô => chế biến nước và cái thành hàng ngàn món uống ngon miệng, hấp dẫn khác nhau => bỏ nước và cái lại vào trái dừa => trang trí => đóng gói => trao đến tay khách hàng.

Về tạo hình trái dừa: Trái dừa có thể tạo hình giống “chai nước” để có thể đứng được; có nắp đậy để có thể mở ra khuấy, xúc ăn; có lỗ để có thể chọc ống hút (giấy) vào hút nước. Dựa trên tạo hình cơ bản này, bạn có thể biến trái dừa thành đủ thứ hình thù gì cũng được miễn là hấp dẫn khách hàng. Việc sử dụng trái dừa làm “chai nước” và ống hút làm từ giấy hoặc nguyên liệu từ cây dừa giúp chúng ta bảo vệ môi trường đang ngày càng bị hủy hoại nặng nề. Tôi cho rằng khi bạn làm được điều này, mọi người sẽ tôn vinh bạn.

Việc tạo ra trái dừa hình “cái li”, “cái chai” hay “cái chén” … để đựng đồ ăn, thức uống nghe có vẻ có lí lắm đó! Nếu không sử dụng hết những “sản phẩm tạo hình” này, bạn có thể bán cho những khách hàng có nhu cầu để họ sử dụng làm dụng cụ để đồ ăn, thức uống cho khách hàng.

Về làm sạch, sấy khô trái dừa: Cái này bạn phải dùng máy. Làm nhiều phải có công nghệ hiện đại, chứ làm từng trái thì bao giờ mới xong?

Về chế biến nước và cái của trái dừa: Bạn sẽ dùng nước và cái của trái dừa làm nguyên liệu pha chế với hàng ngàn nguyên liệu khác để chế biến ra hàng triệu món uống khác nhau. Ví dụ như trà sữa dừa, cà phê dừa, sâm dứa dừa, trà tắc dừa … Chứ không phải để nguyên nước và cái của trái dừa như vậy rồi bỏ lại vào trái dừa. Như vậy thì ý tưởng này còn gì hay ho nữa?

Về trang trí trái dừa: Trái dừa đã được tạo hình, nhưng nhiêu đó chưa đủ, bạn cần in ấn, cắt dán, trang trí … sao cho trái dừa trở thành “một tác phẩm nghệ thuật” hấp dẫn khách hàng, nhất là giới trẻ.

Ở khâu này, bạn sẽ cho khách hàng biết bạn là ai, sản phẩm họ đang cầm trên tay là gì, qui trình sản xuất ra sao, cũng như một số chỉ dẫn cần thiết khác.

Về khâu đóng gói: Đối với khách hàng mua lẻ, bạn nên thiết kế sản phẩm làm sao để họ có thể xách đi được, treo lên được …; đối với khách hàng mua sỉ, bạn chỉ cần bỏ sản phẩm vào thùng giao cho họ là ổn (tất nhiên có kèm theo những cái gì đó nếu có).

Về phế phẩm từ trái dừa: Sau khi cắt gọt trái dừa để tạo hình, bạn sẽ có rất nhiều vỏ trái dừa. Hãy tận dụng chúng để làm ra những sản phẩm giá trị khác chứ đừng vứt bỏ, vì chỉ có như vậy bạn mới giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận thu vào. Một số gợi ý cho bạn cách tận dụng vỏ trái dừa là có thể dùng chúng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón, đất sạch, củi đốt, ván ép …, thậm chí làm đồ trang trí nội thất. Sức sáng tạo càng cao thì càng tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị.

Trước khi có ý tưởng này, bạn chỉ thấy trái dừa là trái dừa, nước dừa là nước dừa. Người ta lấy trái dừa, bổ trái dừa ra, rồi đổ nước ra li uống hay dùng ống hút hút; nhưng khi có ý tưởng này rồi, mọi thứ sẽ khác. Trái dừa giờ đây là “chai nước dừa tự nhiên, đa dạng và an toàn”. Trái dừa cũng có thể là “cái chai”, “cái li”, “cái chén” … đựng rất nhiều đồ ăn, thức uống thơm ngon, sạch sẽ, an toàn khác (sự kết hợp đa năng hoàn hảo chưa từng thấy ở bất cứ đâu). Điều đặc biệt là nguyên liệu để làm nên những đồ ăn, thức uống này hoàn toàn tự nhiên. Chúng sẽ trở thành đồ ăn, thức uống ưa thích của mọi lứa tuổi trong mọi hoàn cảnh, thời điểm.

Ở Úc cũng có sản phẩm dừa nắp khoen. Người ta gọt hết trái dừa rồi gắn nắp khoen vào, nhưng chỉ đơn giản vậy thôi nên bị giới hạn thị trường. Ở ý tưởng này, bạn sẽ thấy sản phẩm rất đa dạng có thể phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng, ngay cả khách hàng khó tính nhất.

Xin nhắc lại là, sản phẩm ở đây không phải chỉ một loại nước uống là nước dừa bỏ trong trái dừa (đã gia công) mà là rất nhiều đồ ăn, thức uống tự nhiên, thơm ngon, sạch sẽ, an toàn đã qua chế biến khác. Nghĩa là, nếu mảng kinh doanh thức uống thành công nhất định, bạn nên mở rộng thị trường bằng cách làm thêm nhiều đồ ăn đựng trong chính những trái dừa đã gia công đó.

Kinh doanh nước giải khát có thể thu lại siêu lợi nhuận. Ở trong miền Nam, nhiều người kinh doanh nước dừa tắc (ít nước dừa + ít cái dừa pha với ít mứt tắc) vậy mà doanh thu một ngày lên đến mấy triệu đồng, có thể nuôi sống cả gia đình, thậm chí mua nhà, mua xe … Nhưng cách kinh doanh của họ “thô sơ” nên sản phẩm làm ra chưa đạt chất lượng và số lượng. Muốn cống hiến cũng như đạt được thành quả lớn, bạn phải dám làm những điều nhiều người cho là khó đạt được.

Khi thực hiện ý tưởng này, bạn sẽ nâng tầm giá trị cho trái dừa, tạo ra nhiều công ăn việc làm, gia tăng thu nhập cho nhiều người, đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Sẽ không còn cảnh giá dừa xuống thấp đến mức phải chặt bỏ đi hàng loạt; người lao động nghèo, khuyết tật ở các làng quê lâm vào cảnh “màn trời chiếu đất” vì không có việc làm/thu nhập. Và vui mừng hơn nữa khi thấy người dân thay đổi thói quen từ uống nước ngọt sang uống các loại nước trái cây bổ dưỡng, thơm ngon, sạch sẽ, an toàn (được bỏ vào trái dừa). Từ đó, thế hệ tương lai của đất nước sẽ có những bước phát triển nhảy vọt về thể chất, trí tuệ, tinh thần …

Việc làm tuy nhỏ nhưng ý nghĩa rất lớn …

III - Thực hiện thế nào?

Bạn liên hệ tác giả ý tưởng nhé!

Chat Master (Anastar) - Tác giả Ý tưởng kinh doanh

*Bạn nào quan tâm đến Mô hình kinh doanh này, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ email: contact@anastar.vn | anastar1512@gmail.com hoặc số điện thoại: 0928.53.80.89 | 0389.35.79.85 để biết thêm chi tiết! Hoặc cách khác, bạn cũng có thể gửi câu hỏi / yêu cầu cụ thể qua Bản đăng kí sau đây: http://bit.ly/TuVanKhoiNghiep
Chúc các bạn những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống!

BÌNH LUẬN BẰNG MAIL

BÌNH LUẬN FACEBOOK