YT 19: MHKD BÁNH TỪ RAU XANH, TRÁI CÂY

YT 19: MHKD BÁNH TỪ RAU XANH, TRÁI CÂY

YT 19: MHKD BÁNH TỪ RAU XANH, TRÁI CÂY

16:22 - 08/04/2021

Hiện nay, bánh ngọt làm chủ yếu từ bột, trứng, sữa … Ăn hoài rất là ngán. Bên cạnh đó, nó rất ngọt nên sẽ không có lợi cho những người bị bệnh tiểu đường, người cần giảm cân và trẻ nhỏ. Trong khi đó, Việt Nam là đất nước nông nghiệp. Chúng ta có rất nhiều rau xanh, trái cây bổ dưỡng. Tại sao chúng ta không sử dụng rau xanh, trái cây làm nguyên liệu chính để chế biến bánh?

Ý TƯỞNG KHU VUI CHƠI GIẢI TRÍ (SNYT 1)
Ý TƯỞNG ẨM THỰC KIỂU MỚI (SNYT 2)
Ý TƯỞNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO (SNYT 3)
Ý TƯỞNG THIẾT KẾ CẢNH QUAN (SNYT 4)
Ý TƯỞNG CHUỖI ẨM THỰC NHANH (SNYT 5)
YT 19: MHKD BÁNH TỪ RAU XANH, TRÁI CÂY

I - Nguồn gốc ý tưởng?

Hiện nay, bánh ngọt làm chủ yếu từ bột, trứng, sữa … Ăn hoài rất là ngán. Bên cạnh đó, nó rất ngọt nên sẽ không có lợi cho những người bị bệnh tiểu đường, người cần giảm cân và trẻ nhỏ. Trong khi đó, Việt Nam là đất nước nông nghiệp. Chúng ta có rất nhiều rau xanh, trái cây bổ dưỡng. Tại sao chúng ta không sử dụng rau xanh, trái cây làm nguyên liệu chính để chế biến bánh?

Tưởng ý tưởng của mình điên rồ, phi thực tế, nhưng khi đọc nhiều tin tức tôi thấy đã có người làm rồi, nhưng họ mới làm thử nghiệm ở vài loại rau xanh, trái cây. Tuy họ chưa làm đại trà nhưng chứng tỏ hướng đi này hoàn toàn khả thi, thực tế …

Dưới đây là một số tin tức tôi đọc được:

Là Giám đốc Công ty ABC Bakery, đồng thời là Chủ tịch Hiệp hội Bánh mì quốc tế khu vực Đông Nam Á, ông Kao Siêu Lực cho rằng, hiện nay, Việt Nam còn rất nhiều nông sản giá trị khác như: Bơ, khoai môn, củ dền … Bằng kinh nghiệm nhiều năm tích lũy được trong nghề làm bánh, ông sẽ dần dần nghiên cứu và tìm cách để nâng cao giá trị của những nông sản ấy để quảng bá đến bạn bè quốc tế.

Nhắc đến cái tên Kao Siêu Lực có lẽ không còn nhiều người thấy xa lạ, bởi thương hiệu bánh mì thanh long ra đời vào đúng thời điểm Việt Nam vừa hết đợt cách li do dịch bệnh COVID-19.

Tìm đến cơ sở sản xuất của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Bánh kẹo Á Châu (ABC Bakery) vào một ngày cuối tháng 9 năm 2020, cùng với những công nhân của mình, ông Kao Siêu Lực vẫn miệt mài tìm hiểu, nghiên cứu cho ra đời những sản phẩm mới, sử dụng nông sản Việt Nam làm nguyên liệu.

Sau bánh mì thanh long, ông Lực khoe: Mùa Trung thu năm 2020, đã có hàng ngàn chiếc bánh trung thu sầu riêng 6 RI được đưa ra thị trường. Đây là mùa trung thu đầu tiên công ty của ông sử dụng nguyên liệu làm từ sầu riêng 6 RI thay vì sầu riêng Musang King – nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài như trước đây.

Ông cho biết, sầu riêng 6 RI là nông sản thứ hai (sau thanh long ruột đỏ) được ABC lựa chọn sử dụng, khai thác và chế biến trong làm bánh. Trước đó, ông từng được nhiều người biết đến với tên gọi “Vua bánh mì thanh long”.

Chia sẻ về cơ duyên có tên gọi ấy, ông Kao Siêu Lực kể: "Cuối năm 2019, tôi đi khảo sát ở Vĩnh Long, mục đích là xem có nông sản nào phù hợp để làm bánh. Đang lựa chọn sầu riêng 6 RI, bỗng có một người nông dân mắt mũi đỏ hoe đến gần cầu cứu: Anh Kao ơi, 300 công - tơ - nơ thanh long ruột đỏ không xuất đi Trung Quốc được, còn nhiều thanh long ở vườn sắp thu hoạch nữa, nếu không bán được chỉ cho bò ăn.

Ban đầu tôi nghĩ, chắc sẽ mua 1 - 2 tấn thanh long, phát cho công nhân ABC ăn, ủng hộ bà con. Nhưng trên đường về, hình ảnh của người nông dân ấy cứ trở đi, trở lại trong đầu tôi. Tôi băn khoăn, nếu mua giúp thanh long cho nông dân theo kiểu "giải cứu" thì chỉ được một ít, lại không thể mua lâu dài. Về văn phòng công ty, cùng với Phòng Nghiên cứu - Phát triển (R&D), tôi đưa ra ý tưởng "cứu thanh long" bằng cách sản xuất bánh mì thanh long ". – Ông Kao Siêu Lực kể lại.

Nhiều năm nằm trong ban giám khảo những cuộc thi bánh quốc tế nên ông Kao đặt ra tiêu chuẩn cho bánh mì thanh long phải đảm bảo thẩm mĩ, hương vị và cấu trúc bánh. “Ba lần thử nghiệm, hương vị, cấu trúc bánh không đạt. Thêm vài lần tìm nguyên nhân rồi cải tiến, cuối cùng, chúng tôi đã có những chiếc bánh mì thanh long mà khách hàng ưa chuộng.” – ông Lực nhớ lại.

Ông cho biết, cầm chiếc bánh nóng xốp, giòn rộm, có màu hồng tự nhiên của thanh long ruột đỏ, hương vị thoang thoảng mùi thanh long, vỏ bánh lẫn những hạt đen li ti rất đẹp mắt, thớ bánh dẻo và dai, ông hạnh phúc vô cùng. Đích thân ông ra quầy giới thiệu bánh mì thanh long và được bà con đón nhận ngoài mong đợi. Ban đầu một ngày ABC làm 300 kg thanh long; 3 ngày sau tăng lên 1 tấn/ngày; 10 ngày sau tăng lên 2,5 tấn/ngày. Cùng với đó, giá thanh long của người nông dân bán ra tăng lên từ 4 nghìn đồng/kg lên 25 nghìn/kg.

Mấy chục năm gắn bó với nghề làm bánh, từng được nhận nhiều giải thưởng danh giá, nhưng với ông, việc sản xuất được bánh mì thanh long là niềm hạnh phúc rất đặc biệt. “Tôi hạnh phúc bởi được nhìn thấy đồng bào của tôi cười, được đóng góp thêm giá trị cho nông sản Việt Nam.” – ông Kao Siêu Lực chia sẻ.

Đó cũng là lí do mà ông công khai chia sẻ với cộng đồng công thức làm bánh mì thanh long. Ông nói rằng, nguyện vọng lớn nhất của mình là đưa bánh mì thanh long trở thành văn hóa ẩm thực của người Việt Nam. Không chỉ là sản phẩm cho người Việt thưởng thức mà còn trở thành sản phẩm văn hóa ẩm thực Việt Nam vươn xa ra trường quốc tế; khẳng định giá trị của nông sản Việt Nam, khẳng định tâm huyết và bàn tay vàng của người Việt.

Bánh mì thanh long chính là khởi đầu tốt đẹp, tiếp thêm cho ông Kao Siêu Lực và hệ thống ABC trong hành trình nâng cao giá trị nông sản Việt. Nhiều chiếc bánh mì, bánh trung thu thanh long và sầu riêng 6 RI mang thương hiệu ABC đã được đưa ra thị trường và lan tỏa ra không chỉ trong nước mà cả các nước trên thế giới. Với quan niệm “có quốc mới có gia (tức là có tổ quốc thì mới có nhà)”, thời gian qua, dù gặp phải rất nhiều khó khăn do dịch bệnh COVID – 19 nhưng ông và ABC luôn chung sức giúp đỡ vì một đất nước an toàn, mạnh khỏe. Những chiếc bánh mì thanh long, những chiếc bánh mì đen dinh dưỡng cho các bác sĩ, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động đang làm việc tại công ty … là minh chứng cho tấm lòng của  doanh nhân Kao Siêu Lực.

Là Giám đốc công ty ABC Bakery; đồng thời là Chủ tịch Hiệp hội Bánh mì quốc tế khu vực Đông Nam Á, ông Kao Siêu Lực cho rằng, ngành chế biến thực phẩm luôn gắn liền với mặt hàng nông sản. Hiện nay, Việt Nam còn rất nhiều nông sản giá trị khác như: Bơ, khoai môn, củ dền … Ông Lực cho biết, bằng kinh nghiệm nhiều năm tích lũy được trong nghề, sẽ dần dần nghiên cứu và tìm cách để nâng cao giá trị của những nông sản ấy.

II - Ý tưởng ra sao?

Đầu tiên, bạn phải nắm vững công thức làm ra các loại bánh. Trên cơ sở đó, bạn sẽ thay thế dần nguyên liệu truyền thống thành nguyên liệu đột phá (từ rau xanh, trái cây). Ban đầu, bạn có thể thay thế một ít, sau đó, bạn tăng trọng lượng và chủng loại lên. Nghĩa là, trong cùng một cái bánh, trọng lượng rau xanh, trái cây sẽ chiếm phần lớn và bao gồm nhiều chủng loại (chứ không phải một chủng loại).

Bạn cũng có thể dùng rau xanh, trái cây để chế biến ra nguyên liệu X, sau đó, dùng nguyên liệu X chế biến ra bánh rau xanh, trái cây … Nói chung, sự sáng tạo của bạn phải vô biên mới có thể “xử lí” được những tình huống “khó nhằn”.

Hồi tôi qua Nhật Bản làm việc, tôi thấy người Nhật Bản hay chiên rau xanh (có tẩm bột) làm món ăn hàng ngày. Lúc đó, tôi chợt nghĩ: Có thể dùng rau xanh chế biến món ăn tại sao không dùng chúng để chế biến bánh nhỉ?

Khi bạn dùng rau xanh, trái cây làm nguyên liệu chế biến bánh, bạn sẽ giúp người dân cải thiện sức khỏe nói chung, giúp nông nghiệp phát triển nói riêng (mà trong đó người nông dân là người hưởng lợi nhiều nhất). Chúng ta rất khó ăn rau xanh, trái cây riêng lẻ, nhưng khi chúng ta kết hợp chúng với những nguyên liệu thơm ngon khác thì chuyện này sẽ khác. Tốc độ và số lượng rau xanh, trái cây sẽ tăng lên chóng mặt, thậm chí chúng ta có thể xuất khẩu ra thế giới vì sản phẩm của chúng ta có thể bảo quản trong thời gian dài.

Mới nghe qua chắc hẳn nhiều người sẽ cho rằng ý tưởng này không khó làm, vì chỉ cần xay nhuyễn rau xanh, trái cây ra cùng với bột rồi làm bánh là xong, nhưng nếu đơn giản như vậy cuộc sống này sẽ trở nên nhạt nhẽo.

Để có nguồn rau xanh, trái cây tốt, bạn phải chăm chút từ khâu đầu vào; tiếp đó, bạn phải xử lí chúng đúng cách mới có thể sử dụng làm nguyên liệu làm bánh. Có thể bạn sẽ dùng nguyên liệu tươi, cũng có thể bạn sẽ sơ chế rồi dùng, cũng có thể bạn sẽ biến chúng thành những nguyên liệu X, Y, Z … nào đó mới dùng. Nói chung, thật khó lường. Chưa hết, khi làm bánh xong, bạn sẽ bảo quản, phân phối và bán hàng thế nào? Bạn cần phải giải quyết được rất nhiều vấn đề từ nhỏ nhặt đến rắc rối mới có thể tồn tại và phát triển vững mạnh.

Cái khó không phải là nghĩ ra ý tưởng mà là làm thế nào để đưa ý tưởng vào thực tế cải thiện đời sống của nhiều người. Chỉ khi bạn có “phép thần thông quảng đại” thì bạn mới có thể giải được bài toán hóc búa về nông nghiệp của nước nhà, mới giúp nước nhà thoát khỏi cảnh “giải cứu”, “đổ bỏ” nông sản như hiện nay.

III - Thực hiện thế nào?

Bạn liên hệ tác giả ý tưởng nhé!

Chat Master (Anastar) - Tác giả Mô hình kinh doanh

Bài liên quan:

1. YT 15: MHKD LÀM ĐẸP THỰC PHẨM
2. YT 09: MHKD SẢN PHẨM BỔ SUNG DINH DƯỠNG 
3. YT 17: MHKD BÁNH TRÁNG TẨM GIA VỊ

* Bạn nào quan tâm đến Mô hình kinh doanh này, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ email: contact@anastar.vn | anastar1512@gmail.com hoặc số điện thoại: 0928.53.80.89 | 0389.35.79.85 để biết thêm chi tiết! Hoặc cách khác, bạn cũng có thể gửi câu hỏi / yêu cầu cụ thể qua Bản đăng kí sau đây: http://bit.ly/TuVanKhoiNghiep
Chúc các bạn những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống!

BÌNH LUẬN BẰNG MAIL

BÌNH LUẬN FACEBOOK