YT 06: MHKD CHUỖI CUNG ỨNG NÔNG SẢN

YT 06: MHKD CHUỖI CUNG ỨNG NÔNG SẢN

YT 06: MHKD CHUỖI CUNG ỨNG NÔNG SẢN

09:38 - 08/03/2021

Tôi cho rằng chúng ta phải xem lại mục đích, hướng đi, cách làm … trước đây. Nói thẳng ra, chúng ta bắt đầu nhận ra trong tình hình mới, mục đích, hướng đi, cách làm … xưa cũ không còn đúng nữa. Chúng ta cần phải nhanh chóng, dứt khoát, mạnh mẽ thay đổi mục đích, hướng đi, cách làm … để có thể đưa nền nông nghiệp Việt Nam phát triển.

Ý TƯỞNG KHU VUI CHƠI GIẢI TRÍ (SNYT 1)
Ý TƯỞNG ẨM THỰC KIỂU MỚI (SNYT 2)
Ý TƯỞNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO (SNYT 3)
Ý TƯỞNG THIẾT KẾ CẢNH QUAN (SNYT 4)
Ý TƯỞNG CHUỖI ẨM THỰC NHANH (SNYT 5)

I - Khởi nguồn ý tưởng?

Tôi mới đọc được một bài báo ngày 28/02/2021:

Đến kì thu hoạch song không bán được, nhiều tấn củ cải, cà chua bị nông dân ở thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh nhổ bỏ, vứt đầy đường.

Chiều 27/2, trời Hà Nội âm u, mưa phùn. Vợ chồng anh Nguyễn Văn Thực, 47 tuổi, thuê ba người đến nhổ ruộng cải hơn 2 sào, đã lên ngồng hoa. Những củ cải trắng muốt, to bằng bắp tay chất đống đầu bờ. Tất cả đều đổ bỏ.

Tuần trước, anh Thực đồng ý bán củ cải cho thương lái với giá 1,2 triệu đồng một sào nhưng họ vẫn kì kèo xin bớt và chỉ mua củ nhổ chưa lên có ngồng hoa. "Tiền bán không đủ tiền thuê dọn lại ruộng, nên tôi quyết định vứt hết cho xong", anh Thực vừa nói vừa vơ đống củ ném ra ven đường.

Mỗi sào ruộng (360 m2) trồng củ cải, trung bình người dân đầu tư 3 triệu đồng, chưa kể công chăm sóc hơn hai tháng. Nếu được giá, anh Thực thu được khoảng 6 triệu đồng mỗi sào, rớt giá thì hòa vốn, còn năm nay mất trắng.

Cách đó không xa, ruộng cà chua của bà Nguyễn Thị Xuân, 68 tuổi, quả chín rụng đỏ gốc. Các con đều đi làm ăn xa, còn hai vợ chồng bà làm 2 sào ruộng. Năm nay, giá xuống còn 1.200 đồng mỗi kg, tiền bán không bằng tiền thuê hái. "Thôi đành cho cà chua rụng tự nhiên rồi ủ thành phân cho đỡ xót", Bà Xuân xới đất lấp những quả cà chua đỏ mọng lăn lóc dưới luống.

Thửa ruộng củ cải của chị Trần Thị Nhâm, 38 tuổi, mới chớm lên ngồng hoa. Chị thuê thêm năm người và xe ôtô thu hoạch chở về gửi hợp tác xác Đông Cao bán với giá 1.000 đồng mỗi kg. "Tôi tranh thủ vớt vát được đồng nào hay đồng đó, mong sao đủ tiền giống cho vụ sau", chị Nhâm nói.

Bãi tiêu hủy rau của thôn Đông Cao năm ven sông Hồng, củ cải, cà chua đổ la liệt, bắt đầu thối rữa, bốc mùi. "Tình trạng rau, củ quả ùn ứ xảy ra từ trước Tết Nguyên đán. Đến nay trên địa bàn còn tồn đọng 200 tấn củ cải, 100 tấn cà chua; người dân đã tiêu hủy khoảng 5-6 tấn củ cải và cà chua quá lứa, không sử dụng được", ông Đàm Văn Đua, Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp Đông Cao, cho hay.

Theo ông Đua, tình trạng rau, củ ở địa phương không tiêu thụ được từng xảy vào năm 2018, với số lượng lên tới gần 6.000 tấn. Năm nay do tác động của dịch Covid-19, nhiều trường học, nhà hàng, khách sạn đóng cửa, thương lái từ một số tỉnh không đến thu mua nên rau củ "tiêu thụ chậm".

"Chúng tôi đã tổ chức kết nối với các nơi để hỗ trợ người dân tiêu thụ nông sản tồn đọng", ông Đua nói và cho hay hợp tác xã tiêu thụ giúp người dân được 100 tấn, với giá củ cải 1.000 đồng mỗi kg, cà chua 1.200 đồng mỗi kg.

Ông Hoàng Anh Tuấn, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh, cho biết toàn huyện có 355 ha trồng cây rau các loại, tập trung chủ yếu ở các xã Tiền Phong, Tiến Thắng, Văn Khê, Tráng Việt, Thanh Lâm. Diện tích rau các loại vụ đông năm 2020 đang trong giai đoạn thu hoạch khoảng 700 ha, sản lượng hơn 14.500 tấn.

Hiện Mê Linh còn khoảng 6.000 tấn nông sản chưa tiêu thụ được. Huyện đang phối hợp với Sở Công Thương Hà Nội giới thiệu các đơn vị thu mua, điểm hỗ trợ tiêu thụ để người dân phục hồi sản xuất.

Đọc xong bài báo trên, tôi có đọc thêm một số bài viết, Video tọa đàm tìm cách “gỡ rối” cho nông sản Việt, nhưng khi đọc và xem xong vẫn chưa thấy “ánh sáng”, do đó, tôi muốn đóng góp đôi chút ý kiến của mình. Biết đâu qua ý tưởng này sẽ có người nhận ra và hành động kịp thời để “giải cứu” nông dân Việt Nam.

II - Ý tưởng ra sao?

Như bạn biết đó, nông nghiệp Việt Nam trước đây rất tệ. Sản lượng nông nghiệp làm ra hàng năm không đủ ăn. Sau đó, nhờ cải tiến qui trình, nghĩ ra phương pháp, áp dụng công nghệ … mới, chúng ta dần tiến đến đủ ăn. Và cho đến bây giờ thì dư thừa.

Để giải quyết vấn nạn trên, tôi cho rằng chúng ta phải xem lại mục đích, hướng đi, cách làm … trước đây. Nói thẳng ra, chúng ta bắt đầu nhận ra trong tình hình mới, mục đích, hướng đi, cách làm … xưa cũ không còn đúng nữa. Chúng ta cần phải nhanh chóng, dứt khoát, mạnh mẽ thay đổi mục đích, hướng đi, cách làm … để có thể đưa nền nông nghiệp Việt Nam phát triển.

1. Thay đổi mục đích: Trước đây, chúng ta chỉ chăm chắm vào sản xuất nông nghiệp để đáp ứng “cái bụng”, cho nên, chúng ta chạy theo số lượng; nhưng bây giờ, khi đã đủ ăn, chúng ta cần phải chú ý đến chất lượng.

Giải pháp: Thay vì chạy theo số lượng, sản xuất đại trà như trước đây, chúng ta sẽ dành phần lớn nguồn lực để chạy theo chất lượng, sản xuất ít nhưng chất lượng cao, giá thành rẻ, mẫu mã đẹp … Chúng ta sẽ học hỏi, mời gọi các chuyên gia giỏi từ bên ngoài về phổ cập kĩ thuật, công nghệ … canh tác nông nghiệp cho nông dân. Chúng ta sẽ sáng chế hay nhập dụng cụ, máy móc … về. Tóm lại, làm sao để sản phẩm nông nghiệp của chúng ta đạt chuẩn thế giới. Từ đó, chúng ta sẽ xây dựng thương hiệu, đưa hàng hóa vào các trung tâm thương mại, đại siêu thị, siêu thị … và xuất khẩu. Thay vì nhắm đến thị trường trong nước, các nước láng giềng, chúng ta thử sức mình với các nước phát triển xem sao …

2. Thay đổi cách thức tiến hành: Nếu kêu bạn đi mua trái bưởi, chắc chắn bạn sẽ không biết trái bưởi nào ăn ngon ngọt, an toàn … Ngay cả bạn vào siêu thị, hoặc bạn là người sành ăn bưởi! Vì sao? Vì không có dấu hiệu nào cho biết đó là một trái bưởi sạch sẽ, an toàn, chất lượng … Tất cả chỉ nằm ở phỏng đoán, nhắm chừng … Nhìn thấy đẹp, cầm thấy nặng, hoặc vỗ thấy kêu … là mua.

Giống như tôi, dù có thèm đến chảy nước miếng sầu riêng, mít Thái …, tôi cũng không dám mua ăn vì sợ thuốc … Hay như khi vào siêu thị mua trái dưa hấu, tôi nhấc lên thấy nặng, búng tay kêu cạch … cạch …, mà về ăn vẫn lạt nhách …

Chuyện làm ăn gian dối, lừa đảo khách hàng đang diễn ra hàng ngày, nên không ai dám tin nông sản Việt Nam là sạch sẽ, an toàn, chất lượng … dù chúng đổ đống ngoài đường. Nhu cầu lớn là có thật nhưng họ không dám mua hoặc mua rất dè chừng. Đây là một rào cản cực lớn đối với nông nghiệp Việt Nam.

Chúng ta sản xuất ra rất nhiều nông sản, nhưng hầu hết chúng đều không chất lượng, không được kiểm định, không được phân phối chuyên nghiệp … để người nông dân lẫn người tiêu dùng đều được hưởng lợi.

Sản phẩm không có chất lượng, không có thương hiệu, không được kiểm định, không được phân phối chuyên nghiệp, uy tín … là nguyên nhân lớn nhất khiến nông sản đổ đống cũng không ai thèm ăn.

Vô hình chung, chúng ta đang làm nông nghiệp theo kiểu “ăn xổi ở thì”, “manh mún, tự phát”, “giết hại lẫn nhau” …

Giải pháp:

- Chúng ta phải sản xuất đúng kĩ thuật, theo tiêu chuẩn … để cho ra nông sản sạch sẽ, an toàn, chất lượng, giá rẻ ...

- Chúng ta phải xây dựng thương hiệu cho nông sản.

- Chúng ta phải kiểm định nông sản, dán tem công bố tiêu chuẩn kiểm định trên từng sản phẩm và đảm bảo điều đó với người tiêu dùng.

- Chúng ta phải có tổ chức thu mua, vận chuyển, phân phối chuyên nghiệp, uy tín …, chứ không để thương lái đến tận nơi ép giá nông dân.

- Chúng ta phải thành lập cơ sở/nhà máy … chế biến nông sản tại vùng sản xuất nông sản để biến nông sản thô thành nông sản tinh, nhằm tăng tốc độ tiêu thụ nông sản, cũng như bảo quản, xuất khẩu được nông sản tốt hơn.

Nói riêng về việc sản xuất nông sản: Không phải muốn sản xuất ra nông sản sạch sẽ, an toàn, chất lượng, giá rẻ … là làm được. Chúng ta đã quen cách làm trước đây, cộng với việc phụ thuộc quá nhiều kĩ thuật, công nghệ … của nước ngoài. Cụ thể là Trung Quốc. Nên không phải nói thay đổi là thay đổi được. Điều này cực kì khó. Muốn làm được phải thay đổi rất nhiều “chi tiết liên quan”, cũng như “vệ tinh đeo bám” …

Trong ý tưởng này, tôi muốn gợi ý cho tổ chức, cá nhân nào đủ khả năng và có lòng yêu dân tộc, đất nước một hướng đi có thể vừa giúp mình giàu có vừa giúp dân tộc, đất nước tiến lên. Đặc biệt, làm một cuộc cách mạng thay đổi toàn bộ nền nông nghiệp lạc hậu của Việt Nam. Nhưng, tổ chức hoặc cá nhân nào có thể làm được điều này? Rất mờ mịt, nên tôi chỉ nêu ra ý tưởng ra cho vui chứ không mong tìm được người phù hợp!

Nhưng nếu bạn cảm thấy mình có thể gánh vác sứ mệnh này thì vui lòng liên hệ với tôi nhé!

Chat Master (Anastar) - Tác giả Mô hình kinh doanh

*Bạn nào quan tâm đến Mô hình kinh doanh này, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ email: contact@anastar.vn | anastar1512@gmail.com hoặc số điện thoại: 0928.53.80.89 | 0389.35.79.85 để biết thêm chi tiết! Hoặc cách khác, bạn cũng có thể gửi câu hỏi / yêu cầu cụ thể qua Bản đăng kí sau đây: http://bit.ly/TuVanKhoiNghiep
 
Chúc các bạn những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống!

BÌNH LUẬN BẰNG MAIL

BÌNH LUẬN FACEBOOK