Ý TƯỞNG PHÒNG TẬP ĐA NĂNG (SNYT 7)

Ý TƯỞNG PHÒNG TẬP ĐA NĂNG (SNYT 7)

Ý TƯỞNG PHÒNG TẬP ĐA NĂNG (SNYT 7)

06:39 - 06/02/2018

Nếu bạn yêu thể thao, có kiến thức, chuyên môn về thể thao, có chút vốn thì hãy nghiên cứu ý tưởng này cho thật kĩ.

Ý TƯỞNG KHU VUI CHƠI GIẢI TRÍ (SNYT 1)
Ý TƯỞNG ẨM THỰC KIỂU MỚI (SNYT 2)
Ý TƯỞNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO (SNYT 3)
Ý TƯỞNG THIẾT KẾ CẢNH QUAN (SNYT 4)
Ý TƯỞNG CHUỖI ẨM THỰC NHANH (SNYT 5)
Ý tưởng phòng tập đa năng

VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ Ý TƯỞNG

Nếu bạn yêu thể thao, có kiến thức, chuyên môn về thể thao, có chút vốn thì hãy nghiên cứu ý tưởng này cho thật kĩ.

Nhiều người nghe tên ý tưởng này bèn liên tưởng đến các phòng tập Gym. Thật sự ý tưởng của tôi không giống như vậy.

Bạn sẽ mở chuỗi phòng tập đa năng (tất nhiên sẽ khởi đầu từ một phòng tập đa năng) nhưng phương thức hoạt động không giống phòng tập Gym. Trong mỗi phòng tập đa năng chúng ta sẽ cung cấp các dịch vụ sau đây:

+ Không gian, dụng cụ, phương thức … tập nhiều môn thể thao. Tôi thấy những phòng tập Gym chỉ cung cấp không gian, dụng cụ, phương thức … tập một hoặc một vài môn thể dục, thể thao (chủ yếu là tập thể hình). Ở ý tưởng này chúng ta sẽ cung cấp không gian, dụng cụ, phương thức … tập nhiều môn thể dục, thể thao, đặc biệt là môn võ thuật. Nghĩa là ở phòng tập đa năng chúng ta sẽ bố trí các dụng cụ cộng với sự hướng dẫn của huấn luyện viên để người tập có thể tập được các thế võ mình yêu thích, hoặc luyện tập phát triển kĩ năng nào đó (như leo trèo, vượt chướng ngại vật … chẳng hạn).

+ Cho thuê huấn luyện viên cá nhân. Khách hàng có thể liên hệ với chúng ta để thuê huấn luyện viên dạy tập thể dục, thể thao tại nhà riêng, công ty, trường học, công viên …

+ Cho thuê dụng cụ tập thể dục, thể thao.

+ Tại phòng tập thể thao chúng ta sẽ cung cấp một số thứ miễn phí như nước lọc, sách báo …, nhưng có một số loại thực phẩm chúng ta tính phí, hoặc nếu khách hàng muốn thuê sách hoặc mua sách thì chúng ta sẽ bán. Một số sách do chúng ta biên soạn có chỉ phương pháp tập luyện; cách nấu ăn/pha chế thực phẩm để có một vóc dáng khỏe mạnh. Ngoài ra, chúng ta còn bán một số dụng cụ hỗ trợ cho tập luyện như quần áo, băng quấn …

+ Một số khách hàng còn đi cùng với người thân. Chúng ta có thể bố trí những khu vui chơi nho nhỏ cho trẻ, hoặc khu ngồi đợi với những tiện ích nào đó cho người lớn.

+ Sau khi tập xong, một số khách hàng có nhu cầu tắm (trong bồn hương liệu hay tắm đặc biệt nào đó), massage (tan mỡ, giảm mệt mỏi …), ngâm chân (trong bồn nước nóng pha tin dầu …), hay chăm sóc hình thể …, chúng ta cũng sẽ cung cấp các dịch vụ này.

Sức khỏe là thứ vô cùng quan trọng đối với tất cả mọi người. Khi việc tập luyện ở nhà và những nơi khác không đáp ứng được nhu cầu của người tập thì họ sẽ tìm đến phòng tập đa năng. Phòng tập đa năng sẽ cho họ một môi trường với không khí trong lành, trang thiết bị, người huấn luyện, dụng cụ đầy đủ … với giá cả phải chăng. Tất cả những điều này sẽ lôi kéo nhiều người đến phòng tập đa năng hơn.

Tập thể dục, thể thao có lợi cho tất cả mọi người, bất kể tình trạng tàn tật, mức độ tổn thương tủy sống và khả năng thực hiện chức năng theo mục đích. Một số người tập thể dục, thể thao để giảm cân hay làm đẹp vóc dáng. Những người khác tập thể dục, thể thao để cơ thể khỏe mạnh hơn, để tăng sức bền và khả năng chịu đựng, để giúp các cơ luôn trong trạng thái mềm và linh hoạt, để làm giảm căng thẳng, để có giấc ngủ ngon, hay chỉ đơn giản tập thể dục, thể thao làm cho họ cảm thấy dễ chịu hơn … Những phòng tập Gym chỉ đáp ứng nhu cầu cho một số người mà không đáp ứng nhu cầu cho nhiều người. Ví dụ như những người muốn tập các thế võ thực chiến sẽ không thể nào được đáp ứng ở những phòng tập Gym. Tôi muốn thiết kế một phòng tập sao cho nhu cầu của tất cả mọi người về tập thể dục, thể thao đều được tìm thấy ở đây.

Mô hình phòng tập đa năng này cực kì thích hợp với những ai đang có mặt bằng rộng, đẹp như các khu du lịch chẳng hạn. Phòng tập đa năng được thiết kế trong khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp chắc chắn sẽ lôi kéo rất nhiều người tham gia.

NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC KHI THỰC HIỆN

+ Để thành công bạn cần chuẩn bị kĩ càng trước khi khởi nghiệp. Một trong những công việc bạn cần đầu tư kĩ lưỡng, bài bản là bản kế hoạch kinh doanh. Không có kế hoạch trước khi làm bất cứ điều gì bạn cũng khó thu lại kết quả cao. Khi bắt tay vào hoàn thiện bản kế hoạch kinh doanh của mình, bạn cần phải:

  • Liệt kê cụ thể những đối thủ cạnh tranh ở nơi bạn kinh doanh. Đó là những đối tượng cụ thể nào? Lập bảng so sánh điểm mạnh, điểm yếu của họ so với mô hình kinh doanh của bạn, để từ đó hoạch định ra sách lược đánh bại họ.
  • Liệt kê cụ thể những nhà cung cấp và những thông tin liên quan đến họ (ở đâu, cung cấp gì, kĩ thuật sản xuất ra sao, tiêu chuẩn chất lượng thế nào …?).
  • Lên danh sách tuyển dụng những người phù hợp.
  • Lên danh sách những nguồn lực tài chính. Chúng hiện có bao nhiêu? Và cách để huy động chúng? …
  • Lên danh sách những nguồn lực. Chúng là gì? Có bao nhiêu? Hiện trạng thế nào? …
  • Bạn cần soạn ra chính sách, lập ra sơ đồ quản lí nhân viên.
  • Bạn cần soạn ra chính sách đãi ngộ nhân viên. Lương? Ngoài giờ? Phụ cấp? Thưởng? Hỗ trợ? Phải thật cụ thể.
  • Bạn cần soạn ra những qui định làm việc: Giờ giấc? Đồng phục? Trang thiết bị? Thậm chí soạn cả những qui định chi tiết trong từng công việc cụ thể.

+ Đối với mô hình này bạn phải có số vốn khá lớn mới khởi nghiệp được. Nên dùng những đồng vốn để dành của mình để kinh doanh nhằm giảm áp lực về nợ nần ở buổi đầu khởi nghiệp.

+ Để thực hiện ý tưởng này cần có mặt bằng thuận lợi, có thể mặt bằng đó là của bạn hoặc bạn đi thuê nhưng bạn phải chú ý về vị trí của nó. Vị trí mặt bằng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Mặt bằng bất lợi sẽ khiến bạn phải “lao tâm khổ trí” mà doanh thu vẫn thấp, thậm chí không thể tồn tại lâu dài.

Theo chia sẻ của Phạm Văn Mách, bắt tay vào chuẩn bị kinh doanh loại hình này, yếu tố đầu tiên là chọn địa điểm. “Chọn được địa điểm phù hợp phải đảm bảo ba yếu tố quan trọng là diện tích phải đủ lớn, mật độ dân cư đông và thu nhập bình quân đầu người ở khu vực đó phải ở mức khá thì mới có thể thu hút được khách hàng đến với phòng tập của mình”, anh nói.

+ Chú trọng xây dựng thương hiệu ngay từ đầu. Xây dựng thương hiệu ở đây phải hiểu là xây dựng hình ảnh tổ chức từ những điều nhỏ nhất. Xây dựng thương hiệu phải gắn liền với xây dựng văn hóa tổ chức. Khi xây dựng thương hiệu, bạn phải làm cho khách hàng nhận ra bạn là ai, thế mạnh của bạn là gì (bạn đem lại lợi ích gì cho khách hàng mà những đối thủ khác không bằng bạn). Nói chung, bạn phải làm nổi bật thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng ở những “điểm nhấn” do chính bạn tạo ra. Bạn nên định vị thương hiệu dựa vào những gợi ý dưới đây:

  • Dịch vụ của bạn đem đến cho khách hàng lợi ích gì?
  • Bạn phục vụ khách hàng như thế nào?
  • Khách hàng cảm nhận được điều gì khi đến với bạn?

+ Để giảm chi phí, tôi khuyến khích bạn phát huy thế mạnh từ những gì mình có; mua lại những đồ cũ sau đó sửa sang, tân trang lại; tái chế đồ bỏ đi; tìm những giải pháp tiết kiệm nguyên vật liệu … ngay từ đầu.

+ Chú ý kết nối với nhiều cá nhân, tổ chức để lấy đơn hàng. Bạn cũng nên dành nhiều ưu đãi cho những khách hàng sử dụng dịch vụ của bạn nhiều lần. Ví dụ như làm thẻ thành viên với chiến khấu bao nhiêu đó nếu sử dụng dịch vụ trong khoảng thời gian nào đó.

+ Theo thời gian các yếu tố như nhu cầu, tâm lí … của khách hàng thay đổi, bạn cần biết thay đổi cho phù hợp. Luôn luôn nghiên cứu phát triển thì sự nghiệp của bạn mới trường tồn.

+ Phải hiểu rõ nguồn lực của mình, đặt ra mục tiêu rõ ràng mà mình có thể đạt được, sau đó phân bổ nguồn lực của mình vào từng công việc cụ thể một cách hợp lí.

+ Để mô hình kinh doanh phát triển, ngay từ đầu phải chuẩn hóa dịch vụ. Ví dụ, phong cách, thái độ, cư xử, hành động … của nhân viên phục vụ khi tiếp khách hàng ở từng trường hợp cụ thể như thế nào. Không chuẩn hóa được dịch vụ sẽ không thể đảm bảo được chất lượng dịch vụ khi qui mô tổ chức ngày càng lớn mạnh. Ngoài ra còn phải chuẩn hóa tất cả công việc có liên quan đến mô hình kinh doanh này.

+ Tạo những nền tảng vững chắc ngay từ đầu để tổ chức phát triển lâu dài. Ví dụ:

  • Tìm kiếm, tạo ra nguồn nhân lực tốt nhất. Lực lượng huấn luyện viên được thuê phải có kiến thức cơ bản về thể thao, trình độ tối thiểu từ trung cấp thể thao trở lên và bồi dưỡng năng lực theo giáo án riêng của bạn.
  • Tìm kiếm trang thiết bị, máy móc, dụng cụ, nguyên vật liệu, tạo ra cơ sở vật chất … tốt nhất phục vụ mô hình kinh doanh. Kết nối mọi người (từ người bình thường đến người xuất sắc) để mô hình kinh doanh phát triển mạnh mẽ. Ngoài ra còn tăng cường đầu tư ngoài ngành để tài chính vững chắc.
  • Tìm kiếm, nghiên cứu, đầu tư vào nhân tài, công nghệ, dịch vụ … để luôn là người dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh của mình.

+ Đặt ra chỉ tiêu, lập ra kế hoạch, đưa ra phương pháp, hoạch định chiến lược, chuẩn bị nguồn lực, đầu tư kĩ càng … trước khi tiến hành. Chú trọng tìm kiếm, bồi dưỡng, đãi ngộ … đội ngũ bán hàng để tổ chức ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, không được quên tầm quan trọng của hoạt động bán hàng qua mạng vì thời buổi này là thời buổi công nghệ thông tin.

+ Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh của tổ chức. Phải coi trọng hoạt động quảng bá và phải quảng bá tích cực, thường xuyên. Bên cạnh đó, bạn còn phải liên tục áp dụng các chương trình khuyến mãi. Làm sao để tổ chức của bạn có thể phục vụ được nhiều người là bạn thành công.

+ Trong buổi đầu khởi nghiệp bạn chú ý áp dụng 3 chính sách sau:

  • Tập trung phục vụ tốt khách hàng ở nơi kinh doanh.
  • Ưu tiên phát triển những dịch vụ có thể phục vụ tốt nhu cầu nhiều đối tượng, sau đó mới phát triển những dịch vụ chuyên biệt.
  • Phát triển đội ngũ bán hàng trực tiếp tấn công thị trường.

+ Để có thể trả lời được câu hỏi “Ngân sách marketing bao nhiêu?”, bạn cần phải liệt kê chi tiết mọi thứ, sau đó phân tích kĩ lưỡng trước khi quyết định. Trách nhiệm này thuộc về người đứng đầu doanh nghiệp.

Chủ doanh nghiệp giỏi sẽ trả lời được những câu hỏi:

  • Cần chi ở đâu? Hãy xác định những “điểm chi” hiệu quả và chỉ chi cho những “điểm chi” đó! Thậm chí tìm ra cách để không phải chi.
  • Chi bao nhiêu?
  • Chi như thế nào (lập kế hoạch chi)?

+ Dựa vào sách lược marketing đưa ra, bạn bắt đầu lên kế hoạch marketing cụ thể. Đầu tiên doanh nghiệp làm gì, sau đó làm gì nữa, chi phí cho những công việc ấy bao nhiêu …?

Marketing về cái gì? Ở đâu? Ra sao? Ba nguyên tắc cơ bản cần nắm trước khi lập một kế hoạch marketing là: Segment (phân loại khách hàng); Target (chọn khách hàng mục tiêu); Position (định vị thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng). Khách hàng phải là điểm xuất phát đồng thời là điểm cuối cùng của mọi hoạt động marketing.

Nên lập kế hoạch marketing dựa theo 4P (Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (địa điểm), Promotion (xúc tiến)). Dịch vụ là cái bạn định đem bán. Nó như thế nào? Giá cả là số tiền bạn mong muốn khách hàng trả khi sử dụng dịch vụ của bạn. Để định giá dịch vụ bạn phải nắm được nhiều vấn đề, trong đó có 3 vấn đề cơ bản là chi phí bạn phải bỏ ra, mức giá khách hàng chấp nhận, giá bán của các đối thủ. Giá bán dịch vụ của bạn có cạnh tranh nổi với giá bán dịch vụ của các đối thủ? Tại sao họ bán giá rẻ hay đắt hơn bạn? Địa điểm là nơi diễn ra hoạt động kinh doanh. Liệu địa điểm diễn ra hoạt động kinh doanh có đem lại hiệu quả kinh doanh như mong đợi? Xúc tiến là hoạt động lôi kéo khách hàng sử dụng dịch vụ của bạn. Bạn có những hoạt động xúc tiến nào để lôi kéo khách hàng?

+ Bạn hãy lên kế hoạch bán hàng dựa vào những câu hỏi dưới đây:

  • Mục tiêu của bạn là gì?
  • Bạn sẽ triển khai bao nhiêu kênh bán hàng, điểm bán hàng? Ví dụ: Mở phòng tập, lập trang web, bán trực tiếp …
  • Những kênh bán hàng đó được triển khai cụ thể ra sao? Ví dụ: Làm cái gì? Tuyển những ai? Đào tạo ra sao? …
  • Trong thời gian bao lâu (đưa ra các mốc thời gian cụ thể cho từng công việc cụ thể)?
  • Chi phí để triển khai các công việc cụ thể?
  • Những hoạt động hỗ trợ bán hàng?
  • Cách thức phòng ngừa rủi ro?

+ Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho những người khởi nghiệp thất bại là không quản lí tài chính chặt chẽ. Muốn quản lí tài chính chặt chẽ bạn phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Trước khi chi tiêu bạn phải lập ra kế hoạch chi tiêu. Trong kế hoạch chi tiêu bạn phải trả lời được các câu hỏi: Chi tiêu vào cái gì? Tại sao lại chi tiêu vào cái đó? Có cách nào để không chi tiêu vào cái đó mà vẫn đạt được mục tiêu hay không? Nếu phải chi tiêu vào cái đó thì cách thức chi tiêu nào là tối ưu? Làm sao chi tiêu không gặp rủi ro, thu hồi được vốn và sinh lợi? Chi lúc nào? Chi bao nhiêu?
  • Khi đồng tiền chạy đến tay bạn phải lập ra kế hoạch quản lí đồng tiền sao cho không thất thoát. Trong kế hoạch quản lí đồng tiền bạn phải trả lời được các câu hỏi: Tại sao phải quản lí đồng tiền? Quản lí đồng tiền như thế nào, bằng phương pháp nào? Làm sao để quản lí đồng tiền không gặp rủi ro?
  • Cuối cùng, bạn phải có kế hoạch tái đầu tư đồng tiền sao cho hiệu quả. Bạn phải lập ra kế hoạch đầu tư đồng tiền. Trong kế hoạch đầu tư đồng tiền bạn phải trả lời được các câu hỏi: Đầu tư vào cái gì? Tại sao lại đầu tư vào cái đó (nếu đầu tư vào cái đó mà không đem lại hiệu quả sẽ không đầu tư nữa)? Làm sao đầu tư không gặp rủi ro, thu hồi được vốn và sinh lợi tối ưu? Đầu tư lúc nào? Đầu tư bao nhiêu?

+ Có thể bạn là người tập Gym rất giỏi nhưng kinh doanh lại là chuyện khác. Bạn cần phải học hỏi về kinh doanh cũng như nhờ người có kiến thức, kinh nghiệm … kinh doanh hướng dẫn mình. Thận trọng, cầu hiền … là rất cần thiết vì chỉ có người đặc biệt mới chạm tới đỉnh vinh quang.

*Bạn nào quan tâm đến Ý tưởng này, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ email: contact@anastar.vn | anastar1512@gmail.com hoặc số điện thoại: 0928.53.80.89 | 0389.35.79.85 để biết thêm chi tiết! Hoặc cách khác, bạn cũng có thể gửi câu hỏi / yêu cầu cụ thể qua Bản đăng kí sau đây: http://bit.ly/TuVanKhoiNghiep

Chúc các bạn những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống!

BÌNH LUẬN BẰNG MAIL

BÌNH LUẬN FACEBOOK