Ý TƯỞNG CHO THUÊ LAO ĐỘNG (SNYT 9)

Ý TƯỞNG CHO THUÊ LAO ĐỘNG (SNYT 9)

Ý TƯỞNG CHO THUÊ LAO ĐỘNG (SNYT 9)

10:46 - 07/02/2018

Nếu bạn yêu thích công việc tuyển dụng => đào tạo người khác rồi cho người khác nữa thuê thì đây là ý tưởng thích hợp dành cho bạn.

Ở khía cạnh nào đó ý tưởng Cho thuê lao động cũng chính là ý tưởng Dịch vụ giúp việc nhưng bao quát hơn.

Ý TƯỞNG KHU VUI CHƠI GIẢI TRÍ (SNYT 1)
Ý TƯỞNG ẨM THỰC KIỂU MỚI (SNYT 2)
Ý TƯỞNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO (SNYT 3)
Ý TƯỞNG THIẾT KẾ CẢNH QUAN (SNYT 4)
Ý TƯỞNG CHUỖI ẨM THỰC NHANH (SNYT 5)
Ý TƯỞNG CHO THUÊ LAO ĐỘNG

VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ Ý TƯỞNG

Nếu bạn yêu thích công việc tuyển dụng => đào tạo người khác rồi cho người khác nữa thuê thì đây là ý tưởng thích hợp dành cho bạn.

Ở khía cạnh nào đó ý tưởng Cho thuê lao động cũng chính là ý tưởng Dịch vụ giúp việc nhưng bao quát hơn.

Trong xã hội có rất nhiều việc từ có tên đến không tên, bạn chính là người đứng ra tuyển dụng, phân loại, huấn luyện … nhân viên để họ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Một nhân viên của bạn có thể biết nhiều nghề hay người cộng tác với bạn không nhất thiết phải nghỉ việc họ đang làm. Điều này đem đến cho những người thất nghiệp, người có việc làm không ổn định, người có việc làm rồi nhưng thu nhập thấp có cơ hội kiếm được nhiều tiền hơn. Thông thường nhân viên của bạn sẽ phục vụ khách hàng tại nơi và thời điểm họ muốn. Với những cách thức kinh doanh vừa nêu thì mô hình này sẽ lấn át những mô hình phục vụ khách hàng ngay tại mặt bằng kinh doanh. Nghĩa là nhiều người sẽ ngồi ở nhà thuê người đến dọn dẹp, nấu ăn, giặt đồ hay cắt tóc cho họ … Bạn hỏi tại sao ư? Tại họ muốn thế hoặc đơn giản là họ không thể ra tiệm…

Cụ thể ý tưởng Cho thuê lao động như sau:

Bạn sẽ tìm kiếm, tuyển chọn, kết nạp, hợp tác, tập hợp, đào tạo … người có nhu cầu bán sức lao động, chất xám sau đó giới thiệu họ với những người có nhu cầu mua sức lao động, chất xám của họ. Chúng ta sẽ bảo vệ quyền lợi cả hai phía là người lao động và người thuê lao động. Lợi nhuận thu được do người lao động hay người thuê lao động trả.

A1, A2, … An: Người lao động. Chúng ta sẽ đi nhiều nơi tìm kiếm, tuyển chọn sau đó kết nạp, hợp tác, tập hợp … người lao động lại. Khái niệm “đi nhiều nơi” không nên hiểu là phải di chuyển vì thời đại này là thời đại của công nghệ thông tin, chúng ta chỉ đến tận nơi khi cần thiết. Thông thường chúng ta có thể phỏng vấn người lao động, nhận hồ sơ qua mạng internet.

B: Là tổ chức/công ty cho thuê lao động. Sau khi tìm kiếm, tuyển chọn, kết nạp, hợp tác, tập hợp … người lao động, chúng ta sẽ đào tạo, cung cấp … cho họ những kiến thức, kĩ năng, dụng cụ … cần thiết để họ có thể đáp ứng được nhu cầu công việc mà khách hàng yêu cầu. Để cắt giảm chi phí mô hình Cho thuê lao động sẽ hoạt động chủ yếu qua mạng internet, khi nhu cầu nảy sinh sẽ chọn một địa điểm nào đó (có thể chọn nhà riêng không cần thuê, còn nếu thuê thì chỉ thuê diện tích vừa đủ và trong thời gian cần sử dụng) để phỏng vấn, đào tạo … người lao động.

C1, C2, … Cn: Khách hàng (người có nhu cầu thuê người lao động). Khách hàng sẽ có rất nhiều loại và nhu cầu của họ thì vô cùng phong phú. Để có thể làm hài lòng tất cả khách hàng chúng ta phải có phương pháp kinh doanh khoa học.

 

 

Nếu bạn có thể viết sách, soạn thảo giáo trình cung cấp kiến thức cho nhân viên, bạn cũng có thể bán rộng rãi cho tổ chức/cá nhân cần nó. Ngoài ra, việc nghiên cứu chế tạo những dụng cụ, phương tiện … ưu việt hỗ trợ nhân viên làm việc hiệu quả thành công sẽ góp phần đem lại nguồn thu đáng kể. Tóm lại, sản phẩm mà bạn có thể cung cấp là kiến thức, dụng cụ, phương tiện … hỗ trợ con người làm việc hiệu quả.

Không ai có thời gian và tài năng để làm hết mọi thứ, chính vì vậy, họ sẵn sàng chi tiền thuê người khác làm nhằm đạt được mục đích. Vấn đề ở đây là loại hình dịch vụ và giá cả như thế nào mà thôi.

Không giống như loại hình kinh doanh dịch vụ giúp việc hay lao động thời vụ hiện nay đang có trên thị trường, loại hình kinh doanh Cho thuê lao động có phạm vi hoạt động vô cùng rộng lớn. Do việc xác định loại hình kinh doanh ngay từ đầu đúng đắn nên chúng ta sẽ nhanh chóng có khách hàng. Đối tượng khách hàng của chúng ta là cá nhân và tổ chức. Chúng ta có thể đa dạng hóa dịch vụ theo hai hình thức để đáp ứng nhu cầu của họ là:

+ Điều người lao động đến tận nơi đáp ứng nhu cầu của họ.

+ Hay nhận sản phẩm của họ về gia công.

Nhìn chung, tất cả những nhu cầu cần đến người lao động đều thuộc phạm vi hoạt động của chúng ta. Dưới đây là một số dịch vụ tiêu biểu:

+ Giúp việc nhà.

+ Dạy học.

+ Làm đẹp.

+ Làm vườn, chăm sóc cây kiểng …

+ Dọn dẹp, vệ sinh …

+ Sửa chữa, bảo trì xe cộ, máy móc, thiết bị, dụng cụ …

+ Thực hiện các hoạt động liên quan đến quảng cáo sản phẩm/dịch vụ.

+ Điều tra nghiên cứu thị trường …

+ Vận chuyển hàng hóa, quà cáp …

+ Tổ chức sự kiện, tour du lịch …

+ Cung cấp thực phẩm.

+ Xây dựng, trang trí nội thất …

+ Mua, đặt hàng giùm.

+ Bảo vệ, thám tử.

+ Gia công hàng hóa.

+ Và rất nhiều dịch vụ khác.

 

NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC KHI THỰC HIỆN

+ Để thành công bạn cần chuẩn bị kĩ càng trước khi khởi nghiệp. Một trong những công việc bạn cần đầu tư kĩ lưỡng, bài bản là bản kế hoạch kinh doanh. Không có kế hoạch trước khi làm bất cứ điều gì bạn cũng khó thu lại kết quả cao. Khi bắt tay vào hoàn thiện bản kế hoạch kinh doanh của mình, bạn cần phải:

  • Liệt kê cụ thể những đối thủ cạnh tranh ở nơi bạn kinh doanh. Đó là những đối tượng cụ thể nào? Lập bảng so sánh điểm mạnh, điểm yếu của họ so với mô hình kinh doanh của bạn, để từ đó hoạch định ra sách lược đánh bại họ.
  • Lên danh sách tuyển dụng những người phù hợp.
  • Lên danh sách những nguồn lực tài chính. Chúng hiện có bao nhiêu? Và cách để huy động chúng? …
  • Lên danh sách những nguồn lực. Chúng là gì? Có bao nhiêu? Hiện trạng thế nào? …
  • Bạn cần soạn ra chính sách, lập ra sơ đồ quản lí nhân viên.
  • Bạn cần soạn ra chính sách đãi ngộ nhân viên. Lương? Ngoài giờ? Phụ cấp? Thưởng? Hỗ trợ? Phải thật cụ thể.
  • Bạn cần soạn ra những qui định làm việc: Giờ giấc? Đồng phục? Trang thiết bị? Thậm chí soạn cả những qui định chi tiết trong từng công việc cụ thể.

+ Chú trọng xây dựng thương hiệu ngay từ đầu. Xây dựng thương hiệu ở đây phải hiểu là xây dựng hình ảnh tổ chức từ những điều nhỏ nhất. Xây dựng thương hiệu phải gắn liền với xây dựng văn hóa tổ chức. Khi xây dựng thương hiệu, bạn phải làm cho khách hàng nhận ra bạn là ai, thế mạnh của bạn là gì (bạn đem lại lợi ích gì cho khách hàng mà những đối thủ khác không bằng bạn). Nói chung, bạn phải làm nổi bật thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng ở những “điểm nhấn” do chính bạn tạo ra. Bạn nên định vị thương hiệu dựa vào những gợi ý dưới đây:

  • Dịch vụ của bạn đem đến cho khách hàng lợi ích gì?
  • Bạn phục vụ khách hàng như thế nào?
  • Khách hàng cảm nhận được điều gì khi đến với bạn?

+ Để giảm chi phí, tôi khuyến khích bạn phát huy thế mạnh từ những gì mình có; tìm những giải pháp tiết kiệm mọi thứ ngay từ đầu.

+ Chú ý kết nối với nhiều cá nhân, tổ chức để lấy đơn hàng. Bạn cũng nên dành nhiều ưu đãi cho những khách hàng sử dụng dịch vụ của bạn nhiều lần.

+ Theo thời gian các yếu tố như nhu cầu, tâm lí… của khách hàng thay đổi, bạn cần biết thay đổi cho phù hợp. Luôn luôn nghiên cứu phát triển thì sự nghiệp của bạn mới trường tồn.

+ Phải hiểu rõ nguồn lực của mình, đặt ra mục tiêu rõ ràng mà mình có thể đạt được, sau đó phân bổ nguồn lực của mình vào từng công việc cụ thể một cách hợp lí.

+ Để mô hình kinh doanh phát triển, ngay từ đầu phải chuẩn hóa dịch vụ. Ví dụ, phong cách, thái độ, cư xử, hành động … của nhân viên khi tiếp khách hàng ở từng trường hợp cụ thể như thế nào. Không chuẩn hóa được dịch vụ sẽ không thể đảm bảo được chất lượng dịch vụ khi qui mô tổ chức ngày càng lớn mạnh. Ngoài ra còn phải chuẩn hóa tất cả công việc có liên quan đến mô hình kinh doanh này.

+ Tạo những nền tảng vững chắc ngay từ đầu để tổ chức phát triển lâu dài. Ví dụ:

  • Tìm kiếm, tạo ra nguồn nhân lực tốt nhất.
  • Tìm kiếm, tạo ra cơ sở vật chất … tốt nhất phục vụ mô hình kinh doanh. Đầu tư vào các mô hình phục vụ trực tiếp và hỗ trợ gián tiếp mô hình kinh doanh này. Ngoài ra còn tăng cường đầu tư ngoài ngành để tài chính vững chắc.
  • Tìm kiếm, nghiên cứu, đầu tư vào nhân tài, công nghệ, dịch vụ để luôn là người dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh của mình.

+ Đặt ra chỉ tiêu, lập ra kế hoạch, đưa ra phương pháp, hoạch định chiến lược, chuẩn bị nguồn lực, đầu tư kĩ càng … trước khi tấn công thị trường. Chú trọng tìm kiếm, bồi dưỡng, đãi ngộ … đội ngũ bán hàng để tổ chức ngày càng phát triển.

+ Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh của tổ chức. Phải coi trọng hoạt động quảng bá và phải quảng bá tích cực, thường xuyên. Bên cạnh đó, bạn còn phải liên tục áp dụng các chương trình khuyến mãi. Làm sao để tổ chức của bạn có thể phục vụ được nhiều người là bạn thành công.

+ Để có thể trả lời được câu hỏi “Ngân sách marketing bao nhiêu?”, bạn cần phải liệt kê chi tiết mọi thứ, sau đó phân tích kĩ lưỡng trước khi quyết định. Trách nhiệm này thuộc về người đứng đầu doanh nghiệp.

Chủ doanh nghiệp giỏi sẽ trả lời được những câu hỏi:

  • Cần chi ở đâu? Hãy xác định những “điểm chi” hiệu quả và chỉ chi cho những “điểm chi” đó! Thậm chí tìm ra cách để không phải chi.
  • Chi bao nhiêu?
  • Chi như thế nào (lập kế hoạch chi)?

+ Dựa vào sách lược marketing đưa ra, bạn bắt đầu lên kế hoạch marketing cụ thể. Đầu tiên doanh nghiệp làm gì, sau đó làm gì nữa, chi phí cho những công việc ấy bao nhiêu …?

Marketing về cái gì? Ở đâu? Ra sao? Ba nguyên tắc cơ bản cần nắm trước khi lập một kế hoạch marketing là: Segment (phân loại khách hàng); Target (chọn khách hàng mục tiêu); Position (định vị thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng). Khách hàng phải là điểm xuất phát đồng thời là điểm cuối cùng của mọi hoạt động marketing.

Nên lập kế hoạch marketing dựa theo 4P (Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (địa điểm), Promotion (xúc tiến)). Dịch vụ là cái bạn định đem bán. Nó như thế nào? Giá cả là số tiền bạn mong muốn khách hàng trả khi sử dụng dịch vụ của bạn. Để định giá dịch vụ bạn phải nắm được nhiều vấn đề, trong đó có 3 vấn đề cơ bản là chi phí bạn phải bỏ ra, mức giá khách hàng chấp nhận, giá bán của các đối thủ. Giá bán dịch vụ của bạn có cạnh tranh nổi với giá bán dịch vụ của các đối thủ? Tại sao họ bán giá rẻ hay đắt hơn bạn? Địa điểm là nơi diễn ra hoạt động kinh doanh. Liệu địa điểm diễn ra hoạt động kinh doanh có đem lại hiệu quả kinh doanh như mong đợi? Nếu khách hàng ở xa thì bạn có phục vụ họ hay không? Xúc tiến là hoạt động lôi kéo khách hàng sử dụng dịch vụ của bạn. Bạn có những hoạt động xúc tiến nào để lôi kéo khách hàng?

+ Bạn hãy lên kế hoạch bán hàng dựa vào những câu hỏi dưới đây:

  • Mục tiêu của bạn là gì?
  • Bạn sẽ triển khai bao nhiêu kênh bán hàng, web bán hàng?
  • Những kênh bán hàng, web bán hàng đó được triển khai cụ thể ra sao?
  • Trong thời gian bao lâu (đưa ra các mốc thời gian cho từng công việc)?
  • Chi phí để triển khai các công việc cụ thể?
  • Những hoạt động hỗ trợ bán hàng?
  • Cách thức phòng ngừa rủi ro?

+ Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho những người khởi nghiệp thất bại là không quản lí tài chính chặt chẽ. Muốn quản lí tài chính chặt chẽ bạn phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Trước khi chi tiêu bạn phải lập ra kế hoạch chi tiêu. Trong kế hoạch chi tiêu bạn phải trả lời được các câu hỏi: Chi tiêu vào cái gì? Tại sao lại chi tiêu vào cái đó? Có cách nào để không chi tiêu vào cái đó mà vẫn đạt được mục tiêu hay không? Nếu phải chi tiêu vào cái đó thì cách thức chi tiêu nào là tối ưu? Làm sao chi tiêu không gặp rủi ro, thu hồi được vốn và sinh lợi? Chi lúc nào? Chi bao nhiêu?
  • Khi đồng tiền chạy đến tay bạn phải lập ra kế hoạch quản lí đồng tiền sao cho không thất thoát. Trong kế hoạch quản lí đồng tiền bạn phải trả lời được các câu hỏi: Tại sao phải quản lí đồng tiền? Quản lí đồng tiền như thế nào, bằng phương pháp nào? Làm sao để quản lí đồng tiền không gặp rủi ro?
  • Cuối cùng, bạn phải có kế hoạch tái đầu tư đồng tiền sao cho hiệu quả. Bạn phải lập ra kế hoạch đầu tư đồng tiền. Trong kế hoạch đầu tư đồng tiền bạn phải trả lời được các câu hỏi: Đầu tư vào cái gì? Tại sao lại đầu tư vào cái đó (nếu đầu tư vào cái đó mà không đem lại hiệu quả sẽ không đầu tư nữa)? Làm sao đầu tư không gặp rủi ro, thu hồi được vốn và sinh lợi tối ưu? Đầu tư lúc nào? Đầu tư bao nhiêu?

Tham khảo thêm:

1) Dự án cho thuê lao động

*Bạn nào quan tâm đến Ý tưởng này, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ email: contact@anastar.vn | anastar1512@gmail.com hoặc số điện thoại: 0928.53.80.89 | 0389.35.79.85 để biết thêm chi tiết! Hoặc cách khác, bạn cũng có thể gửi câu hỏi / yêu cầu cụ thể qua Bản đăng kí sau đây: http://bit.ly/TuVanKhoiNghiep

Chúc các bạn những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống!

BÌNH LUẬN BẰNG MAIL

BÌNH LUẬN FACEBOOK