Ý TƯỞNG CANH ĂN LIỀN (SNYT 34)

Ý TƯỞNG CANH ĂN LIỀN (SNYT 34)

Ý TƯỞNG CANH ĂN LIỀN (SNYT 34)

03:04 - 11/03/2018

Cuộc sống bận rộn khiến chúng ta nghĩ đến những thực phẩm nhanh gọn. Canh ăn liền không giống như mì ăn liền mặc dù chúng cũng giúp con người tiết kiệm thời gian nấu nướng.

Ý TƯỞNG KHU VUI CHƠI GIẢI TRÍ (SNYT 1)
Ý TƯỞNG ẨM THỰC KIỂU MỚI (SNYT 2)
Ý TƯỞNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO (SNYT 3)
Ý TƯỞNG THIẾT KẾ CẢNH QUAN (SNYT 4)
Ý TƯỞNG CHUỖI ẨM THỰC NHANH (SNYT 5)
Ý TƯỞNG CANH ĂN LIỀN (SNYT 34)

VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ Ý TƯỞNG

Cuộc sống bận rộn khiến chúng ta nghĩ đến những thực phẩm nhanh gọn. Canh ăn liền không giống như mì ăn liền mặc dù chúng cũng giúp con người tiết kiệm thời gian nấu nướng. Một cách tổng quát, bạn có thể hiểu canh ăn liền bao gồm những nguyên liệu sơ chế sẵn, chỉ việc bỏ vào nồi nấu vài phút là bắc xuống dùng. Những nguyên liệu đó có thể dưới dạng khô hoặc tươi.

Khi nảy ra ý tưởng này tôi có tham khảo các sản phẩm canh ăn liền của nhiều công ty khác, nhưng hầu hết các công ty đó đều cho ra loại canh ăn liền mà các nguyên liệu làm sẵn được sấy khô. Tôi cho rằng cách làm này tốt nhưng chưa đủ. Tôi muốn bổ sung thêm loại canh ăn liền mà các nguyên liệu còn tươi. Tuy nhiên, chúng ta phải có cách làm khác thì nguyên liệu tươi sau khi sơ chế mới không bị thối, hỏng.

Bạn có thể khởi nghiệp với một gian hàng chuyên bán những món canh ăn liền do mình sơ chế sẵn ở nhà. Trong gian hàng này bạn sẽ bán những loại canh ăn liền mà nguyên liệu làm sẵn được sấy khô hoặc còn tươi. Nếu bạn chỉ làm canh ăn liền mà nguyên liệu làm sẵn được sấy khô, lượng khách hàng tin dùng sẽ hạn chế do họ cho rằng những vitamin trong rau khô bị mất. Làm canh ăn liền mà nguyên liệu làm sẵn vẫn còn tươi sẽ chiếm được lượng khách hàng lớn hơn, không nói là gần như toàn bộ thị trường. Tôi tin rằng hướng đi này rất khả thi và thiết thực.

Canh hay súp nói một cách đơn giản là các loại nước đã được làm chín chứa nhiều chất bổ dưỡng, trong đó có thành phần chính là rau, củ, hạt, thịt, cá, tôm, cua … Dựa vào nguyên tắc này chúng ta có thể chế ra các bịch gia vị có trọng lượng phù hợp với lượng nước nào đấy (chỉ cần đun sôi nước bỏ bịch gia vị này vào là xong). Đối với các loại thực phẩm sống khó làm chín như các loại củ, hạt, cá, thịt …, chúng ta có thể làm chín sẵn đóng bịch. Riêng rau, vì rất dễ chín cho nên chúng ta sẽ để tươi (nhưng đã sơ chế cho sạch sẽ, khô ráo …) đóng bịch. Với cách này, khi muốn có một nồi canh thơm ngon, đầu bếp chỉ việc nấu nước cho sôi rồi bỏ các bịch nguyên liệu trên vào đợi khoảng vài phút là xong. Theo tôi, nếu làm được như vậy là bạn đã rất thành công rồi!

Nếu bạn nào có dịp sang Nhật Bản học tập, làm việc, bạn sẽ không lạ với món canh ăn liền mà nguyên liệu làm sẵn được sấy khô bày bán đầy rẫy trong siêu thị, cửa hàng … Ở đất nước công nghiệp, thời gian là vàng bạc nên món canh ăn liền được nhiều người lựa chọn. Tương lai Việt Nam cũng sẽ như vậy!

Rút ngắn thời gian cho mọi người là nhiệm vụ của bạn. Bạn phải tìm ra những cách thức tối ưu thì sự nghiệp của bạn mới phát triển vững mạnh!

Tôi còn mơ khi thực hiện ý tưởng này bạn sẽ nghiên cứu chế biến ra tất cả các loại canh trong nước và trên thế giới, trong đó có những loại canh hoàn toàn mới. Phải đảm bảo khi mọi người đến với bạn là họ sẽ đến với thế giới các món canh ngon miệng, bổ dưỡng … Ý tưởng thành lập một nơi chuyên chung cấp các món canh cho mọi người dưới nhiều dạng thức hẳn không tồi phải không? Điều khó nhất đối với người khởi nghiệp là phải làm giỏi một điều gì đó và nâng nó lên tầm cao mới. Nghĩa là bạn phải làm chuyên nghiệp và xây dựng đượng thương hiệu của riêng mình thì mới tiến xa hơn.

Hiệp hội tim mạch Mĩ khuyến cáo người trưởng thành cần tiêu thụ một khẩu phần khoảng 4 chén rưỡi trái cây và rau củ mỗi ngày. Và món canh có thể góp một lượng không nhỏ trong khẩu phần này, nhờ có rất nhiều rau củ được chế biến kèm theo. Rau củ trong canh chứa nhiều vitamin, đặc biệt là A và C. Canh có đậu và thịt nạc sẽ giúp cung cấp nhiều protein. Riêng với canh có nhiều cà chua sẽ bổ sung nguồn lycopene dồi dào. Lycopene là chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư tiền liệt tuyến.

Hầu hết các loại canh đều ít béo (trừ khi bạn cố tình nấu thật béo), rất phù hợp với những người đang giảm cân và ngán thịt mỡ hay đồ béo nói chung. Bạn nên dùng thịt nạc khi nấu để đảm bảo một món canh thật lành mạnh, ít béo. Canh chứa nhiều nước nên giúp bạn có cảm giác no nhưng với lượng calo thấp. Nên rõ ràng đây là món dành cho những người đang cố gắng giảm mỡ thừa. Hơn nữa vào những lúc có thời tiết lạnh, không gì tuyệt vời hơn là húp một bát canh nóng hổi và thơm lành.

Nhưng câu hỏi thường được đặt ra là bạn nên dùng canh vào đầu hay cuối bữa ăn? Ở góc độ khoa học, các chuyên gia dinh dưỡng lý giải rằng nếu bạn húp canh nóng ở đầu bữa thì sẽ kích thích các dịch tiêu hóa khác nhau. Và điều này có lợi cho quá trình tiêu hóa các thức ăn chính sau đó. Tuy nhiên cũng có người cho rằng nếu ăn canh quá nhiều thì sẽ gây no và không thấy ngon miệng khi ăn các món chính nữa. Do đó, nếu có thói quen húp canh ở đầu bữa ăn thì bạn cũng chỉ nên dùng lượng vừa phải để còn dành bụng cho những món ngon khác trên bàn. 

 

NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC KHI THỰC HIỆN

+ Để thành công bạn cần chuẩn bị kĩ càng trước khi khởi nghiệp. Một trong những công việc bạn cần đầu tư kĩ lưỡng, bài bản là bản kế hoạch kinh doanh. Không có kế hoạch trước khi làm bất cứ điều gì bạn cũng khó thu lại kết quả cao. Khi bắt tay vào hoàn thiện bản kế hoạch kinh doanh của mình, bạn cần phải:

  • Liệt kê cụ thể những đối thủ cạnh tranh ở nơi bạn kinh doanh. Đó là những đối tượng cụ thể nào? Lập bảng so sánh điểm mạnh, điểm yếu của họ so với mô hình kinh doanh của bạn, để từ đó hoạch định ra sách lược đánh bại họ.
  • Liệt kê cụ thể những nhà cung cấp và những thông tin liên quan đến họ (ở đâu, cung cấp gì, kĩ thuật sản xuất ra sao, tiêu chuẩn chất lượng thế nào …?).
  • Lên danh sách tuyển dụng những người phù hợp.
  • Lên danh sách những nguồn lực tài chính. Chúng hiện có bao nhiêu? Và cách để huy động chúng? …
  • Lên danh sách những nguồn lực. Chúng là gì? Có bao nhiêu? Hiện trạng thế nào? …
  • Bạn cần soạn ra chính sách, lập ra sơ đồ quản lí nhân viên.
  • Bạn cần soạn ra chính sách đãi ngộ nhân viên. Lương? Ngoài giờ? Phụ cấp? Thưởng? Hỗ trợ? Phải thật cụ thể.
  • Bạn cần soạn ra những qui định làm việc: Giờ giấc? Đồng phục? Trang thiết bị? Thậm chí soạn cả những qui định chi tiết trong từng công việc cụ thể.

+ Chú trọng xây dựng thương hiệu ngay từ đầu. Xây dựng thương hiệu ở đây phải hiểu là xây dựng hình ảnh tổ chức từ những điều nhỏ nhất. Xây dựng thương hiệu phải gắn liền với xây dựng văn hóa tổ chức. Khi xây dựng thương hiệu, bạn phải làm cho khách hàng nhận ra bạn là ai, thế mạnh của bạn là gì (bạn đem lại lợi ích gì cho khách hàng mà những đối thủ khác không bằng bạn). Nói chung, bạn phải làm nổi bật thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng ở những “điểm nhấn” do chính bạn tạo ra. Bạn nên định vị thương hiệu dựa vào những gợi ý dưới đây:

  • Sản phẩm của bạn đem đến cho khách hàng lợi ích gì?
  • Bạn phục vụ khách hàng như thế nào?
  • Khách hàng cảm nhận được điều gì khi đến với bạn?

+ Để giảm chi phí, tôi khuyến khích bạn phát huy thế mạnh từ những gì mình có; tìm những giải pháp tiết kiệm mọi thứ ngay từ đầu.

+ Chú ý kết nối với nhiều cá nhân, tổ chức để lấy đơn hàng. Bạn cũng nên dành nhiều ưu đãi cho những khách hàng sử dụng sản phẩm của bạn nhiều lần.

+ Theo thời gian các yếu tố như nhu cầu, tâm lí … của khách hàng thay đổi, bạn cần biết thay đổi cho phù hợp. Luôn luôn nghiên cứu phát triển thì sự nghiệp của bạn mới trường tồn.

+ Phải hiểu rõ nguồn lực của mình, đặt ra mục tiêu rõ ràng mà mình có thể đạt được, sau đó phân bổ nguồn lực của mình vào từng công việc cụ thể một cách hợp lí.

+ Để mô hình kinh doanh phát triển, ngay từ đầu phải chuẩn hóa tất cả các công việc, như là:

  • Chuẩn hóa sản phẩm. Ví dụ, các sản phẩm phải đạt những tiêu chuẩn nào? Các tiêu chuẩn đó nếu được các tổ chức uy tín chứng nhận thì càng tốt. Sau đó công bố các tiêu chuẩn này ra công chúng.
  • Chuẩn hóa dịch vụ. Ví dụ, phong cách, thái độ, cư xử, hành động … của nhân viên ở từng trường hợp cụ thể như thế nào. Không chuẩn hóa được dịch vụ sẽ không thể đảm bảo được chất lượng dịch vụ khi qui mô tổ chức ngày càng phát triển lớn mạnh.

Ngoài ra, còn phải chuẩn hóa tất cả công việc có liên quan đến mô hình kinh doanh này.

+ Tạo những nền tảng vững chắc ngay từ đầu để tổ chức phát triển lâu dài. Ví dụ:

  • Tìm kiếm, tạo ra nguồn nhân lực tốt nhất.
  • Tìm kiếm, tạo ra nguồn nguyên liệu, cơ sở vật chất … tốt nhất phục vụ mô hình kinh doanh. Kết nối mọi người (từ người bình thường đến người xuất sắc) để mô hình kinh doanh phát triển mạnh mẽ. Ngoài ra còn tăng cường đầu tư ngoài ngành để tài chính vững chắc.
  • Tìm kiếm, nghiên cứu, đầu tư vào nhân tài, công nghệ, sản phẩm, dịch vụ để luôn là người dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh của mình.

+ Không phát triển ồ ạt mà chọn ra những “đại biểu” rồi tập trung vào phát triển chúng đạt đến mức độ nào đó mới chọn tiếp những “đại biểu” khác. Cách làm này sẽ giúp tổ chức vừa tinh nhuệ vừa tài hoa.

+ Đặt ra chỉ tiêu, lập ra kế hoạch, đưa ra phương pháp, hoạch định chiến lược, chuẩn bị nguồn lực, đầu tư kĩ càng … trước khi bán hàng. Chú trọng tìm kiếm, bồi dưỡng, đãi ngộ … đội ngũ bán hàng để tổ chức ngày càng phát triển. Nếu có thể hãy nghiên cứu viết ra các ứng dụng giúp cho việc bán hàng và mua hàng trở nên tiện lợi, nhanh chóng … hơn.

+ Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh của tổ chức. Phải coi trọng hoạt động quảng bá và phải quảng bá tích cực, thường xuyên. Bên cạnh đó, bạn còn phải liên tục áp dụng các chương trình khuyến mãi. Làm sao để tổ chức của bạn có thể phục vụ được nhiều người là bạn thành công.

+ Trong buổi đầu khởi nghiệp bạn chú ý áp dụng 3 chính sách sau:

  • Tập trung phục vụ tốt khách hàng ở nơi kinh doanh.
  • Ưu tiên phát triển những sản phẩm có thể phục vụ tốt nhu cầu nhiều đối tượng, sau đó mới phát triển những sản phẩm chuyên biệt.
  • Phát triển đội ngũ bán hàng trực tiếp tấn công thị trường.

+ Để có thể trả lời được câu hỏi “Ngân sách marketing bao nhiêu?”, bạn cần phải liệt kê chi tiết mọi thứ, sau đó phân tích kĩ lưỡng trước khi quyết định. Trách nhiệm này thuộc về người đứng đầu doanh nghiệp.

Chủ doanh nghiệp giỏi sẽ trả lời được những câu hỏi:

  • Cần chi ở đâu? Hãy xác định những “điểm chi” hiệu quả và chỉ chi cho những “điểm chi” đó! Thậm chí tìm ra cách để không phải chi.
  • Chi bao nhiêu?
  • Chi như thế nào (lập kế hoạch chi)?

+ Dựa vào sách lược marketing đưa ra, bạn bắt đầu lên kế hoạch marketing cụ thể. Đầu tiên doanh nghiệp làm gì, sau đó làm gì nữa, chi phí cho những công việc ấy bao nhiêu …?

Marketing về cái gì? Ở đâu? Ra sao? Ba nguyên tắc cơ bản cần nắm trước khi lập một kế hoạch marketing là: Segment (phân loại khách hàng); Target (chọn khách hàng mục tiêu); Position (định vị thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng). Khách hàng phải là điểm xuất phát đồng thời là điểm cuối cùng của mọi hoạt động marketing.

Nên lập kế hoạch marketing dựa theo 4P (Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (địa điểm), Promotion (xúc tiến)). Sản phẩm là cái bạn định đem bán. Nó có chất lượng, mẫu mã, màu sắc, kích cỡ, bao gói, dịch vụ kèm theo … như thế nào? Giá cả là số tiền bạn mong muốn khách hàng trả khi mua sản phẩm của bạn. Để định giá sản phẩm bạn phải nắm được nhiều vấn đề, trong đó có 3 vấn đề cơ bản là chi phí bạn phải bỏ ra, mức giá khách hàng chấp nhận, giá bán của các đối thủ. Giá bán sản phẩm của bạn có cạnh tranh nổi với giá bán sản phẩm của các đối thủ? Tại sao họ bán giá rẻ hay đắt hơn bạn? Địa điểm là nơi diễn ra hoạt động kinh doanh. Liệu địa điểm diễn ra hoạt động kinh doanh có đem lại hiệu quả kinh doanh như mong đợi? Nếu khách hàng ở xa thì bạn có phục vụ họ hay không? Xúc tiến là hoạt động lôi kéo khách hàng mua hàng của bạn. Bạn có những hoạt động xúc tiến nào để lôi kéo khách hàng?

+ Bạn hãy lên kế hoạch bán hàng dựa vào những câu hỏi dưới đây:

  • Mục tiêu của bạn là gì?
  • Bạn sẽ triển khai bao nhiêu kênh bán hàng, điểm … bán hàng? Ví dụ: Mở cửa hàng, mở điểm bán, lập trang web …
  • Những kênh bán hàng đó được triển khai cụ thể ra sao? Ví dụ: Làm cái gì? Tuyển những ai? Đào tạo ra sao? …
  • Trong thời gian bao lâu (đưa ra các mốc thời gian cụ thể cho từng công việc cụ thể)?
  • Chi phí để triển khai các công việc cụ thể?
  • Những hoạt động hỗ trợ bán hàng?
  • Cách thức phòng ngừa rủi ro?

+ Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho những người khởi nghiệp thất bại là không quản lí tài chính chặt chẽ. Muốn quản lí tài chính chặt chẽ bạn phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Trước khi chi tiêu bạn phải lập ra kế hoạch chi tiêu. Trong kế hoạch chi tiêu bạn phải trả lời được các câu hỏi: Chi tiêu vào cái gì? Tại sao lại chi tiêu vào cái đó? Có cách nào để không chi tiêu vào cái đó mà vẫn đạt được mục tiêu hay không? Nếu phải chi tiêu vào cái đó thì cách thức chi tiêu nào là tối ưu? Làm sao chi tiêu không gặp rủi ro, thu hồi được vốn và sinh lợi? Chi lúc nào? Chi bao nhiêu?
  • Khi đồng tiền chạy đến tay bạn phải lập ra kế hoạch quản lí đồng tiền sao cho không thất thoát. Trong kế hoạch quản lí đồng tiền bạn phải trả lời được các câu hỏi: Tại sao phải quản lí đồng tiền? Quản lí đồng tiền như thế nào, bằng phương pháp nào? Làm sao để quản lí đồng tiền không gặp rủi ro?
  • Cuối cùng, bạn phải có kế hoạch tái đầu tư đồng tiền sao cho hiệu quả. Bạn phải lập ra kế hoạch đầu tư đồng tiền. Trong kế hoạch đầu tư đồng tiền bạn phải trả lời được các câu hỏi: Đầu tư vào cái gì? Tại sao lại đầu tư vào cái đó (nếu đầu tư vào cái đó mà không đem lại hiệu quả sẽ không đầu tư nữa)? Làm sao đầu tư không gặp rủi ro, thu hồi được vốn và sinh lợi tối ưu? Đầu tư lúc nào? Đầu tư bao nhiêu?

*Bạn nào quan tâm đến Ý tưởng này, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ email: contact@anastar.vn | anastar1512@gmail.com hoặc số điện thoại: 0928.53.80.89 | 0389.35.79.85 để biết thêm chi tiết! Hoặc cách khác, bạn cũng có thể gửi câu hỏi / yêu cầu cụ thể qua Bản đăng kí sau đây: http://bit.ly/TuVanKhoiNghiep

Chúc các bạn những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống!

BÌNH LUẬN BẰNG MAIL

BÌNH LUẬN FACEBOOK