Ý TƯỞNG BÁNH NGỌT, MẶN (SNYT 15)

Ý TƯỞNG BÁNH NGỌT, MẶN (SNYT 15)

Ý TƯỞNG BÁNH NGỌT, MẶN (SNYT 15)

14:12 - 09/02/2018

Làm bánh là nghề lâu đời ở nước ta, biết bao cảnh đời nghèo khó vươn lên từ nghề làm bánh. Nào bánh cuốn, bánh đa nem, bánh bột lọc … Nếu bạn đang nghèo mà sở hữu tay nghề làm một loại bánh nào đó được mọi người khen ngon thì đừng chần chừ gì nữa hãy khởi nghiệp ngay.

Ý TƯỞNG KHU VUI CHƠI GIẢI TRÍ (SNYT 1)
Ý TƯỞNG ẨM THỰC KIỂU MỚI (SNYT 2)
Ý TƯỞNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO (SNYT 3)
Ý TƯỞNG THIẾT KẾ CẢNH QUAN (SNYT 4)
Ý TƯỞNG CHUỖI ẨM THỰC NHANH (SNYT 5)
Ý TƯỞNG BÁNH NGỌT, MẶN (SNYT 15)

VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ Ý TƯỞNG

Nếu bạn có khiếu làm đồ ăn, cứ tỉ mỉ làm hết loại bánh này đến loại bánh nọ thì tại sao bạn lại không khởi nghiệp với ý tưởng này?

Có hai xu hướng kinh doanh: Một, làm bánh ngọt, mặn công nghiệp (sản xuất hàng loạt). Cái này cần vốn mạnh, với lại thị trường bây giờ toàn những đối thủ đáng gờm => Tôi khuyên bạn nên tạm để ý định này sang một bên. Hai, làm bánh ngọt, mặn thủ công. Bạn nên chọn những loại bánh thật ngon của các vùng miền trong nước hoặc nước ngoài, thậm chí bạn có thể sáng tạo ra loại bánh nào đó. Bánh làm bằng tay có hương vị rất đặc biệt, ngon miệng, đẹp mắt, độc lạ …, đôi khi tạo ra dấu ấn cá nhân, điều mà những chiếc bánh làm công nghiệp không có được. Thị trường về sản phẩm bánh thủ công vẫn còn màu mỡ và chưa có người đủ năng lực, tiềm lực … làm mưa làm gió. Chính vì vậy, bạn nên chọn hướng này để khởi nghiệp. Tuy nhiên, để thành công khi cạnh tranh đang diễn ra gay gắt, tôi khuyên bạn không nên bắt chước người đi trước làm những loại bánh “ai cũng biết” để kinh doanh. Bạn phải tạo ra những loại bánh mới hoàn toàn hoặc chí ít cũng dựa trên nền tảng bánh cũ thì mới khiến khách hàng móc hầu bao ra mua sản phẩm ăn thử. Ví dụ, thay vì làm bánh chưng nhân thịt heo, đậu xanh như mọi người vẫn làm, bạn thử làm bánh chưng nhân thịt gà, đậu đỏ xem thế nào. Sáng tạo là cách duy nhất để vươn lên trong thế giới này. Vì vậy, bạn đừng vội cho rằng gợi ý đó là điên rồ!

Tôi không ủng hộ bạn làm những chiếc bánh từ nguyên liệu không tốt. Những chiếc bánh làm từ nguyên liệu được kiểm chứng trên lí thuyết lẫn thực tế vẫn tốt hơn. Bạn nên chọn hướng đi này để làm giàu cho bản thân và dân tộc, đừng vì lợi ích cá nhân mà hủy hoại cuộc sống nhiều người. Tôi luôn tin vào luật nhân quả. Hãy hướng thiện bạn sẽ gặp điều tốt.

Song song với làm bánh ngọt, mặn bán, bạn nên phát triển thêm các dịch vụ liên quan đến làm bánh như cung cấp nguyên vật liệu làm bánh, dạy cách làm bánh, nhật đặt bánh số lượng lớn, nhận làm bánh theo yêu cầu …

Dưới đây là những bài báo mà tôi đọc được:

Hẹn gặp Bạch Hồng Anh ngay tại tiệm bánh ngọt của cô ở nhà riêng trên phố Phạm Hồng Thái (Hà Nội), nhìn cô vừa đi ra ngoài về trên chiếc xe đạp điện giản dị, chẳng ai có thể ngờ được cô gái này lại là bà chủ của tiệm bánh ngọt homemade dễ thương và ấn tượng.

Tiếp chuyện cô chủ tiệm bánh homemade 9X này, người đối diện sẽ càng ngạc nhiên và thú vị khi cô chia sẻ không biết chán về các công đoạn, cách làm những loại bánh hay cách pha chế những cốc nước hoa quả ngâm ... Và để có một tiệm bánh ngọt theo đúng sở thích sáng tạo, làm bánh và nấu ăn của mình, cô gái trẻ Hồng Anh đã luôn tự tin chấp nhận thay đổi, đối mặt với bao khó khăn để làm bằng được điều mình thích.

Sinh ra trong một gia đình khá giả ở Hà Nội có bố làm cán bộ đã về hưu, mẹ làm giám đốc công ty xử lí nước theo hóa chất và công nghệ Nhật Bản nên từ nhỏ hai chị em Hồng Anh luôn được sống trong đủ đầy, sung túc. Bố mẹ Hồng Anh tuy chiều chuộng hai con gái nhưng cũng rất nghiêm khắc và chăm chút, đầu tư học hành cho các con. 

Hiện, chị gái của Hồng Anh vẫn đang sống và làm việc tại Nhật. Còn bản thân cô gái trẻ này cũng từng học trường Swiss Hotel Management (SHMS), Leysin chuyên ngành quản lí khách sạn và sự kiện trong suốt mấy năm. 

Tốt nghiệp đại học, trở về Việt Nam sau 4 năm du học Thụy Sĩ, Hồng Anh đã xin được vào làm tại khách sạn Hilton Hanoi Opera. Tại đây, Hồng Anh làm vị trí điều phối viên ở phòng kinh doanh.

Được làm việc tại khách sạn 5 sao, với Hồng Anh đây cũng là một cơ hội và may mắn vì được đi làm đúng ngành nghề yêu thích và lựa chọn. Những ngày làm điều phối kinh doanh mảng sự kiện, dù bản thân học hỏi được khá nhiều điều và làm rất nhiều việc, song hàng ngày, do chỉ quanh quẩn với công việc bàn giấy và giải quyết các giấy tờ hành chính là chủ yếu nên cô gái năng động này thường cảm thấy đơn điệu, tẻ nhạt.

Sau một năm làm tại khách sạn 5 sao này, Hồng Anh chợt nhận ra, cô chưa thật sự phù hợp với công việc bàn giấy. “Mình nhận ra, mình có thể làm hơn thế với sự sáng tạo và đam mê của mình trong ngành dịch vụ. Bởi thế, mình quyết định nghỉ làm tại đây để ra kinh doanh riêng. Dù lúc mới kinh doanh, mình không nhận được sự đồng thuận từ bố và công việc gặp nhiều khó khăn. Song lúc này mình mới thấy đang được là chính mình” - Cô chủ tiệm bánh ngọt tâm sự.

Ngày đầu quyết định nghỉ việc và mở tiệm bánh riêng, Hồng Anh vấp phải sự phản đối của bố. Bởi vì người cha thương con nhất mực này luôn nghĩ, con gái nhỏ của họ chưa làm được, còn quá non nớt. Hơn nữa, ông sợ có làm được thì con gái cũng sẽ vất vả. Trong khi kinh tế gia đình cũng không thiếu thốn để con phải chịu áp lực hay bon chen trong ngành dịch vụ vất vả.

Người duy nhất ủng hộ Hồng Anh lúc này chỉ có mẹ. Bởi thế: “Mình và mẹ đều cố thuyết phục bố. Song phải mất một khoảng thời gian khá dài bố mới chấp nhận. Hai bố con đã phải trải qua nhiều buổi nói chuyện riêng. Những lúc ấy, mình hay nói với bố về định hướng và kế hoạch của mình khi mở tiệm bánh. Mình cũng nói với bố mong ước của mình khi chọn ngành dịch vụ là mình chỉ muốn mang niềm vui, hạnh phúc tinh thần đến cho mọi người. Cứ thế dần dần, bố đã thấy được tình yêu của mình với công việc này” - Hồng Anh nhớ lại.

Chính bởi thế, sau khi mở tiệm bánh ngọt được một thời gian và qua nhiều lần được là người đầu tiên nếm thử bánh do chính con gái làm, bố Hồng Anh cũng dần bị thuyết phục. Đến giờ, Hồng Anh đã được bố và cả nhà ủng hộ.

Có sự ủng hộ của cả nhà, vượt qua mọi khó khăn, cô gái trẻ đã quyết truyền hết cảm hứng của mình vào những chiếc bánh homemade. Những ngày đầu mở tiệm bánh, Hồng Anh đã phải vét hết tiền tích cóp được khi làm việc ở khách sạn Hilton cũng như làm thêm bên Thụy Sĩ để mở cửa hàng. 

Ngày ấy, Hồng Anh có trong tay khoảng 200 triệu đồng. Theo đó, chi phí cho lò nướng và dụng cụ với nguyên liệu làm bánh, Hồng Anh chi khoảng 100 triệu. Ngoài ra, thiết kế, sửa chữa, đồ dùng … cho tiệm bánh Hồng Anh chi khoảng 100 triệu đồng nữa. “Để tiệm bánh có những chiếc bánh thật thơm ngon, mình luôn chọn cẩn thận và sử dụng đồ dùng chất lượng có thương hiệu. Một vài thứ đặc biệt mình còn xách tay từ Nhật về” - Hồng Anh chia sẻ. 

Sau hai tháng tất bật chuẩn bị, cuối cùng tiệm bánh homemade - đứa con tinh thần của Hồng Anh đã ra đời. “Tháng 6 năm ngoái, tiệm bánh chính thức khai trương. Khi ấy mình vui lắm. Song dù đã lường trước, nhưng khi khởi nghiệp chính thức, mình vẫn phải đối mặt với những khó khăn về tài chính, môi trường, giấy tờ ... Trong đó, khó khăn lớn đối với mình là vị trí. Vì tiệm bánh nằm ở trên đoạn phố khá vắng vẻ và các khu dân cư thì tỉ lệ người lớn tuổi đông hơn nên sợ ăn đồ ngọt hoặc kem béo” - Hồng Anh thừa nhận.

Để khắc phục những bất lợi trong kinh doanh tiệm bánh và từng bước vượt qua những khó khăn này, cô chủ trẻ tiệm bánh ngọt homemade lại bắt đầu mày mò. Một mặt, Hồng Anh nhanh chóng cho ra mắt những loại bánh sử dụng nguyên liệu ít béo và đồ ngọt vừa phải, dễ ăn cùng hương hoa quả thơm ngát. Điều này đã thu hút và chinh phục được khách hàng mọi lứa tuổi, nhất là với khách hàng lớn tuổi thích bánh mà sợ ngọt. Mặt khác, Hồng Anh cũng tự mình và huy động thêm người thân trong nhà nhiều lần đi quảng bá tiệm bánh xung quanh khu vực mình đang ở bằng cách phát tờ rơi và mời mọi người đến dùng thử bánh của tiệm. 

“Mỗi khi tiệm bánh có ra sản phẩm mới là mình đều đi phát tờ rơi và mời mọi người dùng thử bánh và cảm nhận. Mình luôn lắng nghe mọi góp ý của khách hàng để điều chỉnh sản phẩm của mình. Hầu hết mọi người khi nếm thử bánh đều rất vui và có phản hồi tốt. Mọi người cũng nhiệt tình đến ăn và ủng hộ tiệm bánh ngày một nhiều hơn” - Cô chủ tiệm bánh kể lại những ngày đầu mở tiệm bánh.

Những ngày đầu mở cửa tiệm, nhiều hôm còn vắng khách và bánh tiêu thụ được ít. Trong khi đó, hàng ngày phải mua rất nhiều nguyên liệu nên cô chủ nhỏ cũng bị stress và suy sụp. Song càng khó khăn, mệt mỏi, Hồng Anh càng không nản chí và chưa bao giờ tắt niềm đam mê làm bánh của mình.

Hàng ngày, cô vẫn làm việc say mê, sẵn sàng đặt cả tâm trí, tình cảm của mình vào những chiếc bánh. “Đối với mình, bánh ngọt không chỉ là những chiếc bánh thông thường mà có thể gọi là “những đứa con tinh thần” của mình vì nó vừa ngọt ngào lại dễ chịu. Mình cũng đã bỏ thời gian đi khắp nơi dò hỏi những địa điểm cung cấp nguyên liệu chất lượng và tự đi kiểm tra, kể cả các khu chợ đầu mối. Để kiếm được nguyên liệu tốt nhất, mình dành thời gian chọn lọc và thử nghiệm trên sản phẩm rồi sau đó kiểm chứng chất lượng. Nói chung với mình, mọi thứ và mọi quy trình làm ra một chiếc bánh phải có cái tâm và sự tỉ mỉ của người làm bánh”.

Chính bản thân Hồng Anh trong những dịp lễ lớn như Tết Trung Thu vừa qua, đã từng thực hiện nhiều chuyến về quê nhặt trứng sạch, tươi ngon để tự làm trứng muối để bán. “Thời điểm ấy, mình cùng gia đình đã phải chế biến khoảng 500 quả trứng vịt trong đợt đó. Tất cả công đoạn đều làm thủ công hết. Và khi phục vụ, khách hàng nào cũng mê tít”.

Nhờ luôn tỉ mỉ, cẩn thận với từng công đoạn làm bánh cũng như say mê sáng tạo với những chiếc bánh homemade tự làm, sau 6 -7 tháng hoạt động, tiệm bánh của cô chủ nhỏ đã bắt đầu đông khách và cho thu nhập ổn. Hàng ngày tiệm đón khoảng trên 20 lượt khách và cho thu nhập trung bình trên 20 triệu/tháng. Bên cạnh đó, để đáp ứng sở thích của khách đến cửa tiệm, cô chủ yêu nghề này luôn sáng tạo và tự làm khoảng 20 loại bánh ngọt hàng ngày. Ngoài ra, tiệm cũng nổi tiếng với một số loại nước hoa quả ngâm do chính tay cô chủ tiệm pha chế.

Chẳng thế mà khách hàng khi đến tiệm ngoài bị "bồ kết" những loại bánh ngọt homemade chất lượng còn phải xuýt xoa vì giá bánh ở đây rẻ hơn các cửa tiệm khác. Giá một chiếc bánh ngọt hay đồ uống từ hoa quả ngâm ở đây chỉ từ 15 - 18 ngàn đồng/chiếc hoặc cốc. Bởi thế, khách hàng và bạn bè đến đây đều đặt cho tiệm bánh một cái tên thân thiết: "Tiệm bánh lương tâm" vì nguyên liệu tốt, chất lượng thơm ngon mà giá rẻ.

Chính nhờ sự khen ngợi và động viên của khách hàng nên cô chủ tiệm bánh homemade này vẫn đang nỗ lực từng ngày để làm ra những chiếc bánh ngọt tốt nhất, phù hợp với khẩu vị và nhu cầu của đa dạng khách hàng. Đặc biệt, Hồng Anh tuy còn rất trẻ nhưng luôn tâm niệm giữ đúng lời hứa và chữ tín với khách nên sẽ nỗ lực không ngừng để duy trì điều này. 

Chia sẻ về dự định thời gian tới của mình, cô chủ tiệm nói: “Trước mắt, tiệm sẽ cố gắng có thật nhiều dòng sản phẩm bánh phong phú và an toàn để phục vụ nhiều khách hàng hơn. Trong tương lai, tiệm sẽ mở rộng, sẽ phục vụ thêm ăn tối cùng với dòng sản phẩm dành cho người ăn kiêng và bị bệnh tiểu đường”. 

…………………..

Bánh trung thu handmade đang là một trào lưu phổ biến trong những năm gần đây vì đem lại thu nhập ổn định. Bắt kịp xu hướng đó cùng với niềm đam mê làm bánh, Kỳ Hoa (sinh năm 1986, Bình Phước) đã bắt đầu kinh doanh bánh trung thu và có được những thành công nhất định.

Năm nay là năm thứ hai Kỳ Hoa kinh doanh bánh trung thu handmade. Hoa cho biết ban đầu thấy có những dòng bánh trung thu hiện đại đẹp và nhiều màu sắc, mặc dù chưa thử ăn bao giờ nhưng cô đã rất thích và đăng kí một lớp học làm bánh. Lúc đầu cô chỉ làm thử cho người thân và bạn bè. Khi học xong đem bánh về mọi người ai cũng khen đẹp nhưng khi cắt ra thì ăn không ngon. Từ đó, Hoa thử nhiều nguyên liệu, mày mò từ công thức truyền thống kết hợp với hiện đại nhưng vẫn thất bại khiến cô nản chí và có ý định từ bỏ. Tuy nhiên, với sự kiên trì và quyết tâm của mình cuối cùng Hoa cũng thành công. Hoa chia sẻ: “Cứ tối là mình lại nằm xuống suy nghĩ rồi hai giờ sáng lại lồm cồm ngồi dậy làm tiếp. Thất bại nhiều lần như vậy cuối cùng mình cũng cho ra công thức của riêng mình. Chính những lời khen, chê góp ý giúp mình ngày càng có động lực và cố gắng hoàn thiện hơn”. “Trong những ngày đầu tiên bán dòng bánh này mình gặp rất nhiều khó khăn. Mình ở trọ một mình, ban ngày đi làm, tan giờ làm là chạy đi mua nguyên liệu về làm bánh, trả lời điện thoại, tin nhắn của khách, đi giao bánh, dù lúc ấy bán không nhiều nhưng vì do không sắp xếp được thời gian nên mình cứ rối tung, có khi 5 giờ sáng còn chưa xong. Rồi mình kiệt sức ... Nhưng khi mình biết lên lịch sắp xếp thời gian hợp lí thì mọi việc dần thoải mái hơn” - Hoa chia sẻ.

Không chỉ có bánh trung thu hình vuông và nhân truyền thống, Hoa còn làm ra những chiếc bánh trung thu đa dạng từ màu sắc cho đến kiểu cách với đầy đủ các vị theo sở thích của khách hàng như trà xanh, lá dứa, cốm, khoai môn ...

Để làm ra được một chiếc bánh nguyên liệu phải chuẩn bị đầu tiên là nước đường. Nước đường chuẩn để làm một chiếc bánh ngon phải được ít nhất ba tháng, khi đó, mẻ bánh ra lò vỏ sẽ dẻo và bánh để được lâu hơn.

Trong quá trình làm bánh, khâu nào cũng quan trọng như nhau từ nhân đến vỏ. Ban đầu Hoa sên nhân bằng tay, sau này khi đã có thu nhập từ việc bán bánh thì cô mua thêm nồi sên nhân hỗ trợ làm nhân nhanh và chuẩn hơn. Quan trọng nhất là khâu nướng, nếu nướng quá già sẽ làm màu bánh kém tươi, còn nếu nướng quá non ăn bánh sẽ như bột sống.

Hoa cho hay: “Người ta thích bánh handmade là vì họ tin tưởng bánh handmade an toàn hơn công nghiệp. Điều đó là hiển nhiên nhưng chưa chắc ai làm bánh handmade cũng có tâm hết đâu, họ chỉ biết đến tiền. Khách luôn hỏi màu bánh có là màu tự nhiên không? Có chất bảo quản không? Mình thì có sao nói vậy, bột trà xanh, tinh than tre, và cốt dừa là màu tự nhiên của mình, còn lại là mình sử dụng màu thực phẩm cao cấp nhất của Mĩ với giá thành cao. Tất cả đều an toàn cho sức khỏe nhưng vẫn thơm ngon và đẹp mắt”.

Với tiêu chí "ngon và lạ" cho các sản phẩm của mình, nói không với sử dụng chất phụ gia trong sản phẩm cũng như luôn luôn bắt kịp thị hiếu và sở thích khách hàng, bánh Trung thu của Hoa luôn được nhiều người yêu thích.

Hiện tại công việc chính của Hoa là làm nhân viên pha chế cho một nhà hàng Hàn Quốc vì thế một tuần chỉ có ba ngày cô dành làm bánh, những ngày làm được nhiều nhất thu nhập cũng lên đến được 5 triệu mỗi ngày. Hoa chia sẻ: “Thu nhập của mình so với các bạn khác thì nhiều không nhiều ít không ít nhưng đủ để mua nguyên vật liệu và mày mò làm những loại bánh khác, khi nghiện rồi bao nhiêu cũng không đủ”.

Giá bánh dao động từ 300.000 - 350.000 đồng/bộ tùy theo số lượng và mẫu mã, trung bình khoảng 70 - 80.000 đồng một chiếc theo giá bán lẻ. Một ngày Hoa nhận được rất nhiều đơn hàng, có khi lên đến cả chục chiếc mỗi đơn, vừa làm vừa giao hàng không kịp.

Hoa chia sẻ: “Nếu bạn làm một cái bánh ngon bán cho khách, sau này muốn ăn khách sẽ nhớ đến bạn rồi giới thiệu cho người khác. Người ta có nói của một đồng công một nén là như vậy, ai cũng muốn công sức mình bỏ ra phải được trả xứng đáng. Nếu ngon thì chẳng khách nào tiếc giá cao. Về phần mình thì cứ hợp lí, không bán quá cao và quá thấp”.

Hoa cho biết thêm: “Do đơn hàng năm nay dồn dập quá mà mình lại không có nhiều thời gian. Nhưng nếu có thể, mình sẽ làm một thương hiệu của riêng mình. Chứ không phải là một cái hộp chỉ có cái tem là handmade nữa”. Chắc hẳn đó cũng là mơ ước của mỗi người làm bánh trung thu handmade hiện nay.

………………..

Làm bánh là nghề lâu đời ở nước ta, biết bao cảnh đời nghèo khó vươn lên từ nghề làm bánh. Nào bánh cuốn, bánh đa nem, bánh bột lọc … Nếu bạn đang nghèo mà sở hữu tay nghề làm một loại bánh nào đó được mọi người khen ngon thì đừng chần chừ gì nữa hãy khởi nghiệp ngay. Làm giàu từ những chiếc bánh mang đậm bản sắc dân tộc là một niềm tự hào, vì thông qua chúng bạn có thể giúp cuộc sống của mọi người tốt hơn. Đây là một hướng làm giàu chân chính!

 NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC KHI THỰC HIỆN

+ Để thành công bạn cần chuẩn bị kĩ càng trước khi khởi nghiệp. Một trong những công việc bạn cần đầu tư kĩ lưỡng, bài bản là bản kế hoạch kinh doanh. Không có kế hoạch trước khi làm bất cứ điều gì bạn cũng khó thu lại kết quả cao. Khi bắt tay vào hoàn thiện bản kế hoạch kinh doanh của mình, bạn cần phải:

  • Liệt kê cụ thể những đối thủ cạnh tranh ở nơi bạn kinh doanh. Đó là những đối tượng cụ thể nào? Lập bảng so sánh điểm mạnh, điểm yếu của họ so với mô hình kinh doanh của bạn, để từ đó hoạch định ra sách lược đánh bại họ.
  • Liệt kê cụ thể những nhà cung cấp và những thông tin liên quan đến họ (ở đâu, cung cấp gì, kĩ thuật sản xuất ra sao, tiêu chuẩn chất lượng thế nào …?).
  • Lên danh sách tuyển dụng những người phù hợp.
  • Lên danh sách những nguồn lực tài chính. Chúng hiện có bao nhiêu? Và cách để huy động chúng? …
  • Lên danh sách những nguồn lực. Chúng là gì? Có bao nhiêu? Hiện trạng thế nào? …
  • Bạn cần soạn ra chính sách, lập ra sơ đồ quản lí nhân viên.
  • Bạn cần soạn ra chính sách đãi ngộ nhân viên. Lương? Ngoài giờ? Phụ cấp? Thưởng? Hỗ trợ? Phải thật cụ thể.
  • Bạn cần soạn ra những qui định làm việc: Giờ giấc? Đồng phục? Trang thiết bị? Thậm chí soạn cả những qui định chi tiết trong từng công việc cụ thể.

+ Chú trọng xây dựng thương hiệu ngay từ đầu. Xây dựng thương hiệu ở đây phải hiểu là xây dựng hình ảnh tổ chức từ những điều nhỏ nhất. Xây dựng thương hiệu phải gắn liền với xây dựng văn hóa tổ chức. Khi xây dựng thương hiệu, bạn phải làm cho khách hàng nhận ra bạn là ai, thế mạnh của bạn là gì (bạn đem lại lợi ích gì cho khách hàng mà những đối thủ khác không bằng bạn). Nói chung, bạn phải làm nổi bật thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng ở những “điểm nhấn” do chính bạn tạo ra. Bạn nên định vị thương hiệu dựa vào những gợi ý dưới đây:

  • Sản phẩm/dịch vụ của bạn đem đến cho khách hàng lợi ích gì?
  • Bạn phục vụ khách hàng như thế nào?
  • Khách hàng cảm nhận được điều gì khi đến với bạn?

+ Để giảm chi phí, tôi khuyến khích bạn phát huy thế mạnh từ những gì mình có, tìm những giải pháp tiết kiệm mọi thứ ngay từ đầu.

+ Chú ý kết nối với nhiều cá nhân, tổ chức để lấy đơn hàng. Bạn cũng nên dành nhiều ưu đãi cho khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn nhiều lần.

+ Theo thời gian các yếu tố như nhu cầu, tâm lí … của khách hàng thay đổi, bạn cần biết thay đổi cho phù hợp. Luôn luôn nghiên cứu phát triển thì sự nghiệp của bạn mới trường tồn.

+ Phải hiểu rõ nguồn lực của mình, đặt ra mục tiêu rõ ràng mà mình có thể đạt được, sau đó phân bổ nguồn lực của mình vào từng công việc cụ thể một cách hợp lí.

+ Tạo những nền tảng vững chắc ngay từ đầu để tổ chức phát triển lâu dài. Ví dụ:

  • Tìm kiếm, tạo ra nguồn nhân lực tốt nhất.
  • Tìm kiếm, tạo ra nguồn nguyên vật liệu, cơ sở vật chất … tốt nhất phục vụ mô hình kinh doanh. Đầu tư vào các mô hình phục vụ trực tiếp và hỗ trợ gián tiếp mô hình kinh doanh này. Ngoài ra còn tăng cường đầu tư ngoài ngành để tài chính vững chắc.
  • Tìm kiếm, nghiên cứu, đầu tư vào nhân tài, công nghệ, sản phẩm, dịch vụ để luôn là người dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh của mình.

+ Đặt ra chỉ tiêu, lập ra kế hoạch, đưa ra phương pháp, hoạch định chiến lược, chuẩn bị nguồn lực, đầu tư kĩ càng … trước khi tấn công thị trường. Chú trọng tìm kiếm, bồi dưỡng, đãi ngộ … đội ngũ bán hàng để tổ chức ngày càng phát triển.

+ Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh của tổ chức. Phải coi trọng hoạt động quảng bá và phải quảng bá tích cực, thường xuyên. Bên cạnh đó, bạn còn phải liên tục áp dụng các chương trình khuyến mãi. Làm sao để tổ chức của bạn có thể phục vụ được nhiều người là bạn thành công.

+ Trong buổi đầu khởi nghiệp bạn chú ý áp dụng 3 chính sách sau:

  • Tập trung phục vụ tốt khách hàng ở nơi kinh doanh.
  • Ưu tiên phát triển những sản phẩm/dịch vụ có thể phục vụ tốt nhu cầu nhiều đối tượng, sau đó mới phát triển những sản phẩm/dịch vụ chuyên biệt.
  • Phát triển đội ngũ bán hàng trực tiếp tấn công thị trường.

+ Để có thể trả lời được câu hỏi “Ngân sách marketing bao nhiêu?”, bạn cần phải liệt kê chi tiết mọi thứ, sau đó phân tích kĩ lưỡng trước khi quyết định. Trách nhiệm này thuộc về người đứng đầu doanh nghiệp.

Chủ doanh nghiệp giỏi sẽ trả lời được những câu hỏi:

  • Cần chi ở đâu? Hãy xác định những “điểm chi” hiệu quả và chỉ chi cho những “điểm chi” đó! Thậm chí tìm ra cách để không phải chi.
  • Chi bao nhiêu?
  • Chi như thế nào (lập kế hoạch chi)?

+ Dựa vào sách lược marketing đưa ra, bạn bắt đầu lên kế hoạch marketing cụ thể. Đầu tiên doanh nghiệp làm gì, sau đó làm gì nữa, chi phí cho những công việc ấy bao nhiêu …?

Marketing về cái gì? Ở đâu? Ra sao? Ba nguyên tắc cơ bản cần nắm trước khi lập một kế hoạch marketing là: Segment (phân loại khách hàng); Target (chọn khách hàng mục tiêu); Position (định vị thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng). Khách hàng phải là điểm xuất phát đồng thời là điểm cuối cùng của mọi hoạt động marketing.

Nên lập kế hoạch marketing dựa theo 4P (Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (địa điểm), Promotion (xúc tiến)). Sản phẩm/dịch vụ là cái bạn định đem bán. Nó có chất lượng, hình thức, dịch vụ kèm theo … như thế nào? Giá cả là số tiền bạn mong muốn khách hàng trả khi mua sản phẩm/dịch vụ của bạn. Để định giá sản phẩm/dịch vụ bạn phải nắm được nhiều vấn đề, trong đó có 3 vấn đề cơ bản là chi phí bạn phải bỏ ra, mức giá khách hàng chấp nhận, giá bán của các đối thủ. Giá bán sản phẩm/dịch vụ của bạn có cạnh tranh nổi với giá bán sản phẩm/dịch vụ của các đối thủ? Tại sao họ bán giá rẻ hay đắt hơn bạn? Địa điểm là nơi diễn ra hoạt động kinh doanh. Liệu địa điểm diễn ra hoạt động kinh doanh có đem lại hiệu quả kinh doanh như mong đợi? Nếu khách hàng ở xa thì bạn có phục vụ họ hay không? Xúc tiến là hoạt động lôi kéo khách hàng mua hàng của bạn. Bạn có những hoạt động xúc tiến nào để lôi kéo khách hàng?

+ Bạn hãy lên kế hoạch bán hàng dựa vào những câu hỏi dưới đây:

  • Mục tiêu của bạn là gì?
  • Bạn sẽ triển khai bao nhiêu kênh bán hàng, web … bán hàng?
  • Những kênh bán hàng, web … bán hàng đó được triển khai cụ thể ra sao?
  • Trong thời gian bao lâu (đưa ra các mốc thời gian cụ thể cho từng công việc cụ thể)?
  • Chi phí để triển khai các công việc cụ thể?
  • Những hoạt động hỗ trợ bán hàng?
  • Cách thức phòng ngừa rủi ro?

+ Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho những người khởi nghiệp thất bại là không quản lí tài chính chặt chẽ. Muốn quản lí tài chính chặt chẽ bạn phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Trước khi chi tiêu bạn phải lập ra kế hoạch chi tiêu. Trong kế hoạch chi tiêu bạn phải trả lời được các câu hỏi: Chi tiêu vào cái gì? Tại sao lại chi tiêu vào cái đó? Có cách nào để không chi tiêu vào cái đó mà vẫn đạt được mục tiêu hay không? Nếu phải chi tiêu vào cái đó thì cách thức chi tiêu nào là tối ưu? Làm sao chi tiêu không gặp rủi ro, thu hồi được vốn và sinh lợi? Chi lúc nào? Chi bao nhiêu?
  • Khi đồng tiền chạy đến tay bạn phải lập ra kế hoạch quản lí đồng tiền sao cho không thất thoát. Trong kế hoạch quản lí đồng tiền bạn phải trả lời được các câu hỏi: Tại sao phải quản lí đồng tiền? Quản lí đồng tiền như thế nào, bằng phương pháp nào? Làm sao để quản lí đồng tiền không gặp rủi ro?
  • Cuối cùng, bạn phải có kế hoạch tái đầu tư đồng tiền sao cho hiệu quả. Bạn phải lập ra kế hoạch đầu tư đồng tiền. Trong kế hoạch đầu tư đồng tiền bạn phải trả lời được các câu hỏi: Đầu tư vào cái gì? Tại sao lại đầu tư vào cái đó (nếu đầu tư vào cái đó mà không đem lại hiệu quả sẽ không đầu tư nữa)? Làm sao đầu tư không gặp rủi ro, thu hồi được vốn và sinh lợi tối ưu? Đầu tư lúc nào? Đầu tư bao nhiêu?

+ Tay nghề là quan trọng nhưng thị trường quan trọng hơn. Chú tâm làm ra những chiếc bánh tốt nhưng bạn cũng phải chú trọng phát triển thị trường. Nếu bạn không có năng lực bán hàng bạn không thể trụ nổi trên thị trường đầy sóng gió này.

+ Vì hầu hết dòng bánh handmade trên thị trường đều có người theo đuổi nên bạn phải biết chọn những dòng bánh mà mình chiếm ưu thế để chiếm lĩnh thị trường, nếu chọn sai bạn sẽ không đạt được mục tiêu đề ra. Thời buổi này thắng hay thua phần lớn phụ thuộc vào xu hướng, thị hiếu, khẩu vị … của khách hàng, không đơn thuần mở tiệm bánh rồi bán những gì mình có, chính vì vậy, bạn phải nghiên cứu kĩ xu hướng, thị hiếu, khẩu vị … của khách hàng trước khi sản xuất đại trà sản phẩm nào đó.

+ Bạn nên theo đuổi phương châm: Lời ít và giữ vững chất lượng để chạy đường dài. Đây là cách nhiều doanh nghiệp kinh doanh ẩm thực chọn để chiếm lĩnh thị trường trong thời buổi khó khăn này. Hãy cạnh tranh bằng cách cho ra những sản phẩm chất lượng, vệ sinh, an toàn …, phục vụ chu đáo, giá cả phải chăng … khách hàng sẽ tìm đến bạn.

*Bạn nào quan tâm đến Ý tưởng này, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ email: contact@anastar.vn | anastar1512@gmail.com hoặc số điện thoại: 0928.53.80.89 | 0389.35.79.85 để biết thêm chi tiết! Hoặc cách khác, bạn cũng có thể gửi câu hỏi / yêu cầu cụ thể qua Bản đăng kí sau đây: http://bit.ly/TuVanKhoiNghiep

Chúc các bạn những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống!

BÌNH LUẬN BẰNG MAIL

BÌNH LUẬN FACEBOOK