TẠI SAO CHÚNG TA CẦN GIÁO DỤC TRÍ TUỆ CẢM XÚC CHO TRẺ?

TẠI SAO CHÚNG TA CẦN GIÁO DỤC TRÍ TUỆ CẢM XÚC CHO TRẺ?

TẠI SAO CHÚNG TA CẦN GIÁO DỤC TRÍ TUỆ CẢM XÚC CHO TRẺ?

19:08 - 16/10/2022

Khi bạn dạy cho trẻ về trí tuệ cảm xúc, cách nhận diện cảm xúc của chính mình, hiểu được nguồn gốc và cách đối phó với cảm xúc đó, bạn đồng thời đã dạy cho trẻ những kỹ năng cần thiết nhất để đạt được thành công trong cuộc sống. Nghiên cứu chỉ ra rằng trí tuệ cảm xúc hay EQ “dự đoán được hơn 54% khả năng thành công (về các mối quan hệ, tầm ảnh hưởng, sức khoẻ và chất lượng cuộc sống)" của một cá nhân.

GIÀU CÓ HẠNH PHÚC?
TỪ ƯỚC MƠ ĐẾN HIỆN THỰC
10 thói quen không sửa ngay đời bạn sẽ xuống dốc
Năm 2018, bạn trẻ hãy thay đổi thói qua loa
TIẾN TỪNG BƯỚC VỮNG CHẮC
TẠI SAO CHÚNG TA CẦN GIÁO DỤC TRÍ TUỆ CẢM XÚC CHO TRẺ?

1 - ĐIỀU QUAN TRỌNG MÀ CHÚNG TA CẦN DẠY CHO CÁC CON

Qua nhiều năm đứng các lớp giáo dục tâm lý hàng tuần cho trẻ từ 7 đến 14 tuổi, tôi luôn khuyến khích các em tự nhìn lại bản thân mình, nhận biết và bày tỏ những quan điểm suy nghĩ và cảm nhận của mình, đồng thời chú ý đến quan điểm suy nghĩ và cảm nhận của các bạn khác. Và, kết quả thường làm tôi rất ngạc nhiên. Những lời nói mạnh mẽ, đầy tính nhận thức mà tôi không ngờ lại được bật ra từ bọn trẻ. "Con luôn cảm thấy thất vọng về bản thân trong việc học trên lớp. Con lo lắng mình sẽ không theo kịp các bạn khác "; "Con thấy tức giận khi bố con không dành thời gian giúp con làm bài tập ở nhà. Điều đó làm con không muốn cố gắng thêm tí nào nữa." ; "Con rất ghét mỗi khi các bạn không muốn chơi với con. Thế là con la hét ầm ĩ, nhưng mọi việc còn tồi tệ hơn."

Thông thường, chúng ta có xu hướng đơn giản hóa suy nghĩ của trẻ và cho rằng trẻ không có khả năng xử lý cũng như hiểu được những cảm xúc phức tạp như người lớn. Chúng ta bao bọc bọn trẻ bằng cách tránh đưa ra những chủ đề phức tạp và không được dễ chịu cho lắm. Nhưng tôi muốn khẳng định với các bạn rằng, trẻ em có khả năng hấp thụ một lượng thông tin cực kỳ lớn. Ngay khi có khả năng nói, trẻ đã có thể học được cách nhận biết và phát biểu cảm nghĩ. Trong những môi trường đáng tin cậy mà có thể bộc lộ cảm xúc thoải mái, trẻ sẽ nói rất tự nhiên về cảm xúc của mình cũng như dễ dàng bày tỏ sự đồng cảm với các bạn cùng trang lứa.

Với bộ não đang phát triển nhanh chóng, trẻ em luôn luôn quan sát, phản ứng lại, tìm cách thích nghi và phát triển các ý tưởng dựa trên những trải nghiệm cảm xúc của chính mình. Điều này khiến tôi tự hỏi tại sao chúng ta đem đến cho trẻ nền giáo dục với vô số môn học, dạy chúng cách phát âm, đọc chữ và cách đánh răng, v.v. nhưng lại thường bỏ qua việc giáo dục trí tuệ cảm xúc, mà điều này có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống đáng kể cho trẻ.

Khi bạn dạy cho trẻ về trí tuệ cảm xúc, cách nhận diện cảm xúc của chính mình, hiểu được nguồn gốc và cách đối phó với cảm xúc đó, bạn đồng thời đã dạy cho trẻ những kỹ năng cần thiết nhất để đạt được thành công trong cuộc sống. Nghiên cứu chỉ ra rằng trí tuệ cảm xúc hay EQ “dự đoán được hơn 54% khả năng thành công (về các mối quan hệ, tầm ảnh hưởng, sức khoẻ và chất lượng cuộc sống)" của một cá nhân. Nhiều số liệu khác dẫn đến kết luận rằng: "những người trẻ có chỉ số EQ cao hơn sẽ đạt điểm cao hơn ở trường học cũng như đưa ra nhiều lựa chọn lành mạnh hơn trong cuộc sống."

Tại hội thảo Wisdom 2.0 năm 2016, tôi cảm thấy rất hứng thú với buổi nói chuyện của Tiến sĩ Marc Brackett, Giám đốc Trung tâm Trí tuệ Cảm xúc Yale, về tầm quan trọng của việc dạy cho trẻ biết cách nhận thức các loại cảm xúc của bản thân. Trung tâm đã xây dựng chương trình RULER cho các trường học. RULER là một từ viết tắt các ký tự đầu của:


- Recognizing emotions in self and others: Nhận diện cảm xúc của bản thân và những người xung quanh;
- Understanding the causes and consequences of emotions: Hiểu được nguyên nhân và hậu quả của các loại cảm xúc;
- Labeling emotions accurately: Phân loại cảm xúc chính xác;
- Expressing emotions appropriately: Thể hiện cảm xúc một cách phù hợp;
- Regulating emotions effectively: Điều chỉnh hợp lý các cảm xúc.

Chương trình RULER được thực hiện nhằm mục đích nâng cao chỉ số EQ cũng như cải thiện các kỹ năng xã hội, năng suất học tập, trình độ học vấn, khả năng lãnh đạo và khả năng tập trung, đồng thời giảm thiểu tình trạng lo âu, buồn chán và tỷ lệ bắt nạt học đường. RULER cũng tạo ra một môi trường thân thiện tích cực cho cả học sinh và giáo viên.

Daniel Goleman, tác giả của cuốn sách “Trí tuệ cảm xúc - Tại sao EQ lại quan trọng hơn IQ” đã đưa ra năm nguyên tắc cơ bản sau đây của RULER. Năm nguyên tắc của trí tuệ cảm xúc này sẽ cho bạn thấy chúng góp phần xây dựng sự thành công và tinh thần lạc quan mỗi cá nhân như thế nào:

1. Tự nhận thức: Hiểu rõ bản thân; Nhận biết được cảm xúc của chính mình.
2. Tự điều chỉnh: Có khả năng điều chỉnh và kiểm soát cách chúng ta phản ứng với những cảm xúc của bản thân.
3. Động lực tự thân: Giàu nhiệt huyết; có cảm giác về những gì quan trọng trong cuộc sống.
4. Đồng cảm: Hiểu được cảm xúc của người khác và dễ cảm thông.
5. Kỹ năng xã hội: Có khả năng xây dựng các mối quan hệ xã hội.

Là những bậc cha mẹ, nếu không có cách xử lý cảm xúc lành mạnh cho chính mình, chúng ta sẽ đồng thời gặp rắc rối khi dạy con cái cách điều khiển cảm xúc của chúng. Đó là lý do tại sao mọi sự thay đổi cần phải bắt đầu từ chính chúng ta. May mắn thay, tất cả năm thành phần của trí tuệ cảm xúc có thể được dạy, học và phát triển ở mọi lứa tuổi. Có rất nhiều công cụ và kỹ thuật giúp chúng ta và các con bắt đầu nhận diện và hiểu được cảm xúc của bản thân và người khác. Quá trình này bắt đầu bằng sự nhận diện cảm xúc, bởi vì chỉ khi nhận ra được mình đang ở đâu, đang như thế nào, chúng ta mới có thể đi đến được nơi chúng ta muốn đến.

Khi thừa nhận ảnh hưởng sâu sắc của cảm xúc đến cuộc sống, chúng ta đồng thời truyền cảm hứng hướng đến một thái độ mới về sự tự nhận thức bản thân cũng như sức khoẻ tinh thần. Tiếp đó, chúng ta có thể bắt đầu hỏi những câu hỏi rộng hơn, như, làm thế nào để tạo ra sự thay đổi nhằm nâng cao trí tuệ cảm xúc cho các con mình tới khi trưởng thành?

2- NHU CẦU TÌNH CẢM CỦA TRẺ EM LÀ GÌ?

Hiểu con chúng ta, đó chính là bước đầu tiên.

Một đứa trẻ sơ sinh thì lúc nào cũng cần mẹ, bởi vì đứa trẻ muốn được an toàn. Một đứa trẻ 3 tuổi vẽ được một hình tròn dễ thương, và vô cùng háo hức mong muốn cho Bố/Mẹ xem và muốn nghe lời khen ngợi của Bố/Mẹ; con muốn được chấp nhận. Một đứa trẻ 5 tuổi giúp mẹ dọn bàn ăn, cố gắng để thể hiện giá trị của mình, muốn có ích, muốn được đánh giá cao, và được yêu thương. Khi trẻ dần lớn lên, trẻ có thể sẵn sàng để di chuyển tiếp nhận nhu cầu cảm xúc cao hơn như là cảm giác cần thiết phải cảm thấy tự do, muốn được độc lập và mãn nguyện, muốn những thách thức, có sự sáng tạo, thực hiện hành động, và thành công.

Nhận thức được rằng những nhu cầu này đều quan trọng cho sức khỏe cảm xúc của trẻ và có thể là một khởi đầu tốt để xây dựng và nâng cao EQ. Để đáp ứng nhu cầu tình cảm khác nhau của mỗi đứa trẻ, cha mẹ có thể xây dựng theo cách riêng của mình để giúp trẻ.

3- CẢM XÚC KHỎE MẠNH ĐƯỢC THỂ HIỆN NHƯ THẾ NÀO?

- Thể hiện cảm xúc của mình rõ ràng và trực tiếp;
- Có kiểm soát xung động tốt hơn;
- Không bị chi phối bởi những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi, lo lắng, tội lỗi, xấu hổ, bối rối, thất vọng, tuyệt vọng, bất lực, phụ thuộc, đổ lỗi, chán nản;
- Có thể cân bằng cảm xúc với những lý do, nguyên nhân và tình hình thực tế;
- Tự tin;
- Năng động lạc quan;
- Quan tâm đến cảm xúc của người khác;
- Là người học tốt hơn;
- Có trách nhiệm hơn;
- Có những suy nghĩ riêng của mình và có khả năng bảo vệ ý chính kiến của mình, và không dễ bị lôi kéo;
- Giải quyết xung đột khéo léo hơn, biết hòa giải;
- Sức chịu đựng cao hơn;
- Ít có khả năng tham gia vào các hành vi tự hủy hoại như ma túy, rượu…;
- Có nhiều bạn bè;
- Ở trường, trẻ học tốt hơn trong học tập và giúp tạo ra một bầu không khí lớp học thoải mái an toàn.

4- MỘT SỐ LỜI KHUYÊN DÀNH CHO BỐ MẸ

- Trở thành một tấm gương cho con – hãy luôn giữ bình tĩnh và thể hiện cảm xúc của bạn bằng những lời nói nhẹ nhàng. Thay vì đe nạt người khác hoặc dùng những lời nói nặng nề, xấu xí khi bạn tức giận hoặc căng thẳng, hãy bình tĩnh giải thích vì sao bạn không hài lòng với tình hình hiện tại và bạn muốn giải quyết nó như thế nào. Trẻ sẽ bắt chước những gì trẻ nhìn thấy bạn làm.
- Kỹ năng cảm xúc và xã hội của trẻ em có thể được huấn luyện dần; chúng ta có thể giúp trẻ trở thành một đứa trẻ hạnh phúc trong xã hội này.
- Giáo dục cảm xúc sớm chừng nào tốt chừng nấy. Hãy nhận biết và đáp ứng nhu cầu tình cảm, tinh thần của trẻ từ khi sơ sinh, và theo từng giai đoạn phát triển của trẻ cho đến vị thành niên.
- Giúp trẻ học và thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình từ sớm bằng từ ngữ, hình ảnh hay thông qua nhiều công cụ khác nhau.
- Tìm đồ chơi và các sản phẩm giúp trẻ xây dựng năng lực cảm xúc.
- Nói về cảm xúc với trẻ em một cách công khai, và nắm bắt cơ hội có những khoảnh khắc có thể dạy con trong cuộc sống hằng ngày.
- Dạy cho trẻ em cách quản lý cảm xúc tiêu cực, chẳng hạn như giận dữ, trầm cảm.
- Giúp học sinh học để tạo ra sự lựa chọn để cảm thấy tốt hơn.
- Ca ngợi những nỗ lực của trẻ em để nâng cao EQ cho chúng.
- Dạy năng lực cảm xúc thông qua kể chuyện và thảo luận về phim ảnh hoặc các trang web.

Bảo Cúc (Anastar)

Tham khảo:

1) Tác giả, Tiến sĩ Tâm lý học Lisa Firestone, website: https://www.psychologytoday.com/us/blog/compassion-matters/201603/why-we-need-teach-kids-emotional-intelligence

2) Các tài liệu khác sưu tầm và tổng hợp trên Internet.

BÌNH LUẬN BẰNG MAIL

BÌNH LUẬN FACEBOOK