CĂN CỨ QUAN TRỌNG NHẤT ĐỂ LỰA CHỌN Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP?

CĂN CỨ QUAN TRỌNG NHẤT ĐỂ LỰA CHỌN Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP?

CĂN CỨ QUAN TRỌNG NHẤT ĐỂ LỰA CHỌN Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP?

14:53 - 28/09/2023

Khi tìm ý tưởng để khởi nghiệp cũng như thẩm định xem ý tưởng khởi nghiệp nào phù hợp với mình, trước tiên (tôi nói là trước tiên), bạn phải hiểu rõ hoặc phải tìm hiểu rõ hoàn cảnh, điều kiện của mình như thế nào!

GIÀU CÓ HẠNH PHÚC?
TỪ ƯỚC MƠ ĐẾN HIỆN THỰC
10 thói quen không sửa ngay đời bạn sẽ xuống dốc
Năm 2018, bạn trẻ hãy thay đổi thói qua loa
TIẾN TỪNG BƯỚC VỮNG CHẮC
CĂN CỨ QUAN TRỌNG NHẤT ĐỂ LỰA CHỌN Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP?

Có bạn hỏi Chat Master: Tiêu chí, căn cứ quan trọng nhất để lựa chọn ý tưởng khởi nghiệp là gì?

Chat Master trả lời bạn ấy như sau:

Có rất nhiều cách để tìm ra ý tưởng khởi nghiệp, nhưng không phải ý tưởng nào bạn cũng có thể khởi nghiệp được, đừng nói là khởi nghiệp thành công!

Chỉ có những ý tưởng phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của bạn thì bạn mới có thể khởi nghiệp tự nhiên, thoải mái và dễ dàng!

Khi tìm ý tưởng để khởi nghiệp cũng như thẩm định xem ý tưởng khởi nghiệp nào phù hợp với mình, trước tiên (tôi nói là trước tiên), bạn phải hiểu rõ hoặc phải tìm hiểu rõ hoàn cảnh, điều kiện của mình như thế nào!

Khi đã hiểu rõ hoàn cảnh, điều kiện của mình, bạn mới có thể tìm ra ý tưởng khởi nghiệp khả thi, có thể giúp bạn gặt hái kết quả khả quan trong tương lai.

Đây cũng là tiêu chí, căn cứ đầu tiên để đánh giá, quyết định có nên theo đuổi ý tưởng khởi nghiệp nào đó hay không.

Dưới đây là vài ví dụ giúp bạn nhận ra ý tưởng khởi nghiệp thường “nảy ra” từ hoàn cảnh, điều kiện của người khởi nghiệp. Ý tưởng khởi nghiệp “nảy ra” từ hoàn cảnh, điều kiện giúp người khởi nghiệp khởi nghiệp tự nhiên, thoải mái, dễ dàng … hơn.

Ví dụ 1: Trường hợp Bán các buổi diễn thuyết của Nick Vujicic:

Chào đời ngày 4/12/1982 tại Melbourne, Australia, Nick Vujicic dù là một đứa trẻ khỏe mạnh, nhưng không có cả hai chi trên và dưới, chỉ có hai chân nhỏ, và một trong đó có hai ngón chân. Không ai có thể giải thích tại sao anh lại mắc hội chứng cực kì hiếm gặp, vì thế, cả Nick và bố mẹ suốt nhiều năm vẫn tự hỏi cớ gì điều đó lại xảy ra với gia đình họ.

Ban đầu bố mẹ của Nick bị sốc nhưng họ dần thay đổi để yêu thương hết mực và giúp con vượt qua tuổi thơ khó khăn. 

Nick vui cười trong sự yêu thương của cha mẹ và được lắp thêm cánh tay giả để gắp thức ăn và phục vụ sinh hoạt.

Những năm tháng đi học Nick bắt đầu gặp phải những khó khăn. Suốt tuổi thơ, Nick phải đối mặt với nhiều vất vả ở trường lớp, thường xuyên bị tuyệt vọng và cô đơn. Nick luôn băn khoăn rằng tại sao mình lại khác tất cả bọn trẻ. Nick tự hỏi về mục đích sống, thậm chí liệu cuộc sống của cậu có ý nghĩa gì hay không.

Ban đầu, Vujicic rất chăm chỉ cầu nguyện Chúa sẽ ban cho anh đôi chân và đôi tay. Anh nói với Chúa rằng, nếu lời cầu nguyện của anh không được hồi đáp, anh sẽ không bao giờ cầu nguyện nữa. Tuy nhiên, quan điểm của anh sau đó đã thay đổi hoàn toàn khi mẹ đưa cho anh đọc bài báo viết về một người đàn ông bị khuyết tật giống anh đã vượt khó như thế nào. Vujicic nhận ra rằng anh không phải người duy nhất thiệt thòi như vậy, nên bắt đầu tự làm mọi thứ. 

Vujicic dần dần nhận ra cuộc sống vẫn tốt đẹp khi không có chân tay, vẫn có thể làm mọi việc như người bình thường. Từ chỗ phụ thuộc hoàn toàn vào người khác khi phải làm những việc cơ bản nhất như đi vệ sinh, ăn uống, thay quần áo, Nick tập viết bằng hai ngón chân trên bàn chân trái mà cậu gọi là “chiếc đùi gà”, tự lấy cốc nước, chải tóc, đánh răng, trả lời điện thoại, cạo râu. Anh biết dùng máy tính và có khả năng đánh máy 45 từ/phút bằng phương pháp “gót và ngón chân”. Anh cũng học cách ném bóng tennis, chơi trống, chơi golf, bơi lội và thậm chí cả nhảy dù.

Không chỉ vậy, anh nhận ra với sự nỗ lực, những điều anh làm có thể sẽ truyền cảm hứng cho người khác. Năm 17 tuổi, anh thành lập tổ chức phi lợi nhuận của riêng mình, Life without Limits – Cuộc sống không giới hạn. Vujicic mở những buổi nói chuyện khích lệ đến toàn thế giới về cuộc sống của một người khuyết tật đã hi vọng và tìm được ý nghĩa cho cuộc sống của mình.

Anh tốt nghiệp đại học năm 21 tuổi, với tấm bằng kép ngành kế toán và kế hoạch tài chính. Sau đó, anh trở thành một diễn giả về động lực cuộc sống, đi tới nhiều nước trên thế giới, và nói chuyện chủ yếu về những vấn đề của tuổi thanh thiếu niên.

Nick đã nói chuyện với hơn ba triệu người tại hơn 24 quốc gia, 5 châu lục, Nick nói chuyện với nhiều khán giả, giáo đoàn và trường học.

 

Năm 2005, Nick Vujicic được đề cử giải thưởng “Thanh niên của năm” của Australia. Và sau nhiều nỗ lực, Nick Vujicic đã tìm thấy hạnh phúc thực sự khi kết hôn với người vợ xinh đẹp Kanae Miyahara. 

Hiện nay, Nick Vujicic đang hạnh phúc bên vợ và con trai tại căn nhà ở California, Mĩ.

Ví dụ 2: Trường hợp Bán mồi câu, dây câu của Lê Khánh Hòa, VnExpress:

Cửa hàng quần áo phá sản vì Covid-19, Lê Khánh Hòa đi câu giải sầu và nảy ý tưởng kinh doanh mới – làm mồi, làm dây câu cá.

Sau 4 năm, từ chàng trai thất nghiệp, nợ cả tỷ đồng, Lê Khánh Hòa, 29 tuổi, trú xã Nghĩa Hồng, huyện Nghĩa Đàn, trở thành cần thủ nổi tiếng với biệt tài săn “thủy quái”, sở hữu các kênh TikTok, Youtube và Facebook triệu view.

Tốt nghiệp đại học ngành Quản trị kinh doanh, song Hòa không theo nghề. Lấy vợ đầu năm 2019, Hòa cùng vợ Văn Quỳnh Như vay mượn tiền mở hai cửa hàng bán quần áo ở thị xã Thái Hòa và TP Vinh. Khi công việc kinh doanh vào guồng thì Covid-19 xuất hiện khiến mọi kế hoạch đổ vỡ.

Đầu năm 2020, tiệm đóng cửa thực hiện giãn cách xã hội, khi mở lại thì quần áo lỗi mốt, bán thanh lý 50.000 đồng một bộ, trong khi giá gốc là 500.000 đồng. Vợ chồng Hòa chán nản trả mặt bằng, ôm khoản nợ hơn một tỷ đồng tiền hàng.

Cần thủ Lê Khánh Hòa. Ảnh: Đức Hùng
Cần thủ Lê Khánh Hòa. Ảnh: Đức Hùng

Sẵn tài câu cá từ nhỏ, khi thất nghiệp Hòa sắm bộ cần câu giải khuây, làm video về hành trình săn cá đăng lên các trang mạng xã hội “kiếm view cho vui”, nhưng bất ngờ nhận được sự tương tác lớn. Mọi người thấy Hòa câu được cá đã vào bình luận, nhắn tin hỏi “làm mồi gì mà bắt được nhiều cá?”.

Những buổi đi câu, Hòa dùng các loại thảo dược ngoài tự nhiên làm thính đem trộn với mồi ốc, thịt, cám ngô… thả xuống nước dụ cá. Thấy nhiều người hỏi mua, Hòa cùng người bạn làm thính bán 50.000 đồng một gói, đồng thời chuyển sang đi câu chuyên nghiệp. Anh đến các hồ đập tại Nghệ An câu cá và quay video làm mới nội dung đăng lên mạng xã hội.

Thấy Hòa hàng ngày vác cần đi câu, hàng xóm bảo “rảnh không có việc gì làm, ăn rồi lêu lổng”. Bố mẹ nghe Hòa giải thích thì gạt phăng, nói “đây không phải là công việc, chỉ là giải trí cho vui”. “Giai đoạn đó áp lực kinh khủng, ra khỏi nhà là bị dèm pha sau lưng, rất xấu hổ”, Hòa kể.

Thời gian đầu chỉ có vợ ủng hộ, hỗ trợ bán hàng, còn Hòa đi câu một mình bằng xe máy, làm video từ chiếc smartphone cũ. Sau 7 tháng, thấy con trai thu nhập khá từ bán thính câu, chi trả được nhiều khoản trong gia đình, bố mẹ không còn phản đối. Hàng xóm cũng đã hiểu Hòa.

Công việc kinh doanh đang ổn định, các nền tảng mạng xã hội trên đà phát triển, thu hút hàng chục nghìn lượt theo dõi thì bất ngờ bị hạn chế tương tác do vi phạm chính sách. Hòa phải ra Hà Nội học cách vận hành và kinh doanh online. Đến nay Tiktok có hơn 2,3 triệu lượt theo dõi, Youtube 350.000, Facebook 272.000. Riêng Tiktok của Hòa có lượng tương tác lớn, đạt top một về xu hướng câu cá tại Việt Nam.

Xây dựng được các kênh lớn, có thu nhập từ nhiều nguồn, trong một năm Hòa trả hết khoản nợ hơn một tỷ đồng thua lỗ do buôn bán quần áo. Anh bắt đầu tính toán hướng đi mới, sản xuất dụng cụ câu cá mang thương hiệu của mình.

Chuột hơi dùng để câu cá lóc là sản phẩm đầu tiên Hòa liên kết với đối tác nước ngoài để sản xuất. Ảnh: Đức Hùng
Chuột hơi dùng để câu cá lóc là sản phẩm đầu tiên Hòa liên kết với đối tác nước ngoài để sản xuất. Ảnh: Đức Hùng

Sản phẩm đầu tiên là chuột hơi câu cá lóc. Hòa vẽ bản thảo bằng tay gửi cho công ty làm mồi hơi tại Thái Lan đặt vấn đề sản xuất. Anh liên tục di chuyển giữa Việt Nam – Thái Lan trong 9 tháng để thuyết phục đối tác. Khi được họ đồng ý, anh tiếp tục chỉnh sửa, thiết kế con chuột để khớp mẫu.

Chuột hơi làm bằng cao su, gắn lưỡi câu bên trong, khi xuất xưởng được cần thủ ưa thích. Tháng đầu tiên anh tiêu thụ 40.000 con, giá mỗi con 100.000 đồng, dùng trong 3-4 tháng. Tuy nhiên, khi mọi việc đang trôi chảy thì bất ngờ một lô hàng bị lỗi từ nhà sản xuất đã phá hỏng tất cả. Đối thủ xoáy vào lỗi này khiến Hòa mất uy tín, phải chi hơn một tỷ đồng nhập sản phẩm mới về đền cho khách.

Sau mồi hơi, Hòa liên hệ công ty ở Nhật Bản đặt hàng sản xuất dây câu. Anh yêu cầu dây tốt và giá rẻ, nhưng đối tác phản hồi “không làm được kiểu đó”. Thông qua phiên dịch, Hòa thuyết phục rằng cần thủ Việt Nam đam mê và nhiệt huyết, nhưng kinh tế có hạn, nếu chi phí lớn thì giảm thiết kế bao bì, quan trọng là sản phẩm tốt. Sau 7 ngày, đối tác đồng ý.

Tiếp đó, Hòa làm việc với một số nhà máy ở Trung Quốc sản xuất cần câu và hạt xả (một dạng mồi dụ cá). Điều bất ngờ là đối tác đã biết đến Hòa qua mạng xã hội, sau 3 ngày bàn thảo, họ ký hợp đồng làm các sản phẩm mang tên anh. Hàng tháng các đối tác từ Thái Lan, Nhật Bản và Trung Quốc đều gửi hàng về qua đường bưu điện mỗi khi nhận được yêu cầu từ phía Hòa.

Lê Khánh Hòa (giữa) làm việc với đối tác nước ngoài để sản xuất dụng cụ câu cá. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Lê Khánh Hòa (giữa) cùng phiên dịch làm việc với đối tác Trung Quốc (ngoài cùng, góc trái) để thuyết phục hợp tác sản xuất cần câu cá hồi tháng 4. Ảnh: Lê Hòa

Khởi nghiệp từ tay trắng, đến nay Hòa đã xây dựng được shop bán đồ câu cá lớn, tạo công việc cho 20 người, trả lương tháng 6-20 triệu đồng. Anh sắm được ôtô, xây nhà riêng, có ít vốn tích lũy. Vợ chồng cuối năm nay đón con đầu lòng.

Để các kênh không nhàm chán, Hòa tìm cách đổi mới từng ngày. Khi có kinh tế, anh thực hiện những chuyến săn “thủy quái” xuyên Việt. Mục tiêu năm nay là chinh phục rừng Amazon trong một tháng, hiện anh đã làm xong thủ tục. Amazon có nhiều loài cá nặng đến hàng tạ, địa hình nguy hiểm, Hòa chia sẻ đang rèn thể lực, tích lũy thêm kiến thức và kỹ năng sinh tồn ngoài tự nhiên để có thể câu được nhiều cá, quay các video thú vị để mọi người cùng khám phá.

“Kênh triệu view cũng chỉ là cần câu cơm nuôi gia đình. Tôi chưa bao giờ nghĩ mình là một cần thủ nổi tiếng hay là KOL. Bản thân luôn muốn sống vui vẻ, với bộ quần đùi áo cộc suốt ngày phơi nắng mưa ngoài trời đi câu cá”, Hòa nói.

Ví dụ 3: Trường hợp Bán khóa học làm nhà từ đất sét của Daniel và Katherine Ray, VnExpress:

Daniel và Katherine Ray quyết định tự xây ngôi nhà 68 m2 từ đất sét, cát và rơm để không phải vay ngân hàng và có cuộc sống ung dung thanh thản.

Ngay lần đầu nhìn thấy hình ảnh một ngôi nhà đất từ hồi còn sinh viên, Daniel và Katherine đã rất thích thú. Từ lúc đó, cặp vợ chồng bắt đầu sưu tầm ảnh về những ngôi nhà đất. “Đó là một giấc mơ đẹp mà chúng tôi thực sự muốn thực hiện”, Ray và Katherine, ở Montana, chia sẻ.

Năm 2013, học xong thạc sĩ, họ trở lại quê nhà. Lúc này vì đang ở nhà thuê, chưa có việc làm, nên họ nghĩ đây là thời điểm hoàn hảo để đắp đất xây nhà. “Chúng tôi mượn mảnh đất từng là đồng cỏ của cha mẹ để đắp được một ngôi nhà 30 m2”, Daniel nói.

Daniel và Katherine Ray. Ảnh: Insider
Daniel và Katherine Ray. Ảnh: Insider

Ba năm sau, họ mua được đất ở Thung lũng Bitterroot (Montana). Có sẵn kinh nghiệm, họ bắt đầu xây ngôi nhà đất thứ hai rộng lớn hơn vào mùa xuân 2016. Bởi vì cả hai đều có công việc toàn thời gian, nên chỉ dành được 40 tiếng mỗi tuần để xây dựng. Mất tới ba năm ngôi nhà mới hoàn thành.

Daniel cho biết, để làm nhà đất, cần phải lấy đất có hàm lượng đất sét cao, trộn với nước cho đến khi sền sệt như bùn, sau đó thêm rơm. Họ chỉ dùng chân để nhào. Quá trình xây dựng giống một ngôi nhà thông thường. Trước khi dựng tường, cũng phải đào đất, làm móng. Không giống như gạch phải nối với nhau bằng vữa, bức tường của họ là một khối thống nhất.

Đồ nội thất cũng hợp với ngôi nhà đất, với mặt bàn, ghế sofa, cho đến bồn tắm đều từ đất. “Chúng tôi áp dụng kỹ thuật sử dụng thạch cao nhưng bằng đất sét và hoàn thiện bằng xà phòng dầu ôliu để chống thấm nước”, cặp vợ chồng cho hay. Đó là một kỹ thuật của Maroc tên là Tadelakt.

Hơn nữa, mọi thứ trong nhà – bao gồm cả các bức tường – đều cong. Điều này khiến ngôi nhà đẹp hơn rất nhiều so với có các góc 90 độ.

Dù vậy nơi họ thích nhất là bệ cửa sổ. “Tường dày 0,7 m nên tất cả cửa sổ đều sâu như vậy. Nó tạo ra một không gian thực sự đẹp”, Daniel nói. Ngôi nhà khoảng 68 m2, có một tầng trệt và gác xép. Tổng chi phí xây dựng 20.000 USD.

Cặp vợ chồng được người thân giúp sức làm nhà. Ảnh: Insider
Cặp vợ chồng được người thân giúp sức làm nhà. Ảnh: Insider

Từ kinh nghiệm của mình, cặp vợ chồng đang kiếm được tiền bằng việc lập công ty, mở các khóa học chia sẻ kinh nghiệm làm nhà. Các buổi hội thảo có mức phí tham dự từ 120 đến 150 USD. Nếu tham gia khóa học kéo dài 7-9 ngày, mức phí 500-600 USD, một người sẽ biết toàn bộ quá trình làm một ngôi nhà.

“Chúng tôi làm việc này xuất phát từ việc có nhiều người tò mò học hỏi. Sự nghiệp kinh doanh đến một cách tự nhiên”, Daniel, một thủ thư tại thư viện địa phương, nói.

Lớp học không giới hạn độ tuổi, nhiều trẻ em cũng đến học, cũng như không giới hạn vị trí địa lý. Gần đây họ có một vị khách ở tận Alaska đến tham gia. “Cô ấy không chắc chắn điều gì sẽ xảy ra, nhưng sau 9 ngày học và thực hành, cô ấy quyết tâm bắt tay xây dựng ngôi nhà của riêng mình”, Katherine nói.

Ngoài việc dạy làm nhà, cặp vợ chồng cũng chia sẻ những lợi ích của nhà đất. Nhà mát hơn nhiều so với các vật liệu khác, giúp tiết kiệm điện. Nhiệt độ ở Montana có thể lên tới 32-35 độ C vào mùa hè, nhưng bên trong nhà đất chỉ 21 độ. Ray nói, cuối cùng, cái hay của việc xây một ngôi nhà như vậy là nó có thể rẻ hoặc đắt tùy theo ý muốn của chủ sở hữu.

“Nếu bạn thiết kế một ngôi nhà nhỏ gọn, giá thành sẽ giảm rất nhiều. Nó cũng sẽ giảm bớt công sức mà bạn phải bỏ ra để xây dựng ngôi nhà”.

Ngôi nhà nằm trong một thung lũng, hoàn thành năm 2019. Hiện vợ chồng mở công ty xây nhà đất và dạy làm nhà, bên cạnh công việc văn phòng. Ảnh: Insider
Ngôi nhà nằm trong một thung lũng, hoàn thành năm 2019. Hiện vợ chồng mở công ty xây nhà đất và dạy làm nhà, bên cạnh công việc văn phòng. Ảnh: Insider

Vợ chồng Ray cho biết, một phần lý do họ làm dự án này là vì muốn giúp đỡ mọi người trong bối cảnh giá nhà ở Mỹ tăng cao. Ray ước tính rằng họ chỉ chi dưới 20.000 USD để xây dựng ngôi nhà đất của mình. Ngược lại, hầu hết các ngôi nhà trong khu vực đang được xây dựng với giá khoảng 150.000 đến 200.000 USD. Những ngôi nhà gần trung tâm thị trấn ở Victor, Montana thậm chí còn lên tới một triệu USD.

“Khu vực chúng tôi đang sống có nhiều người chuyển đến, góp phần gây ra cuộc khủng hoảng nhà ở. Chúng tôi muốn mọi người hiểu được rằng còn có nhiều lựa chọn nhà ở khác”, Daniel chia sẻ.

Thông qua tất cả những nỗ lực giáo dục về việc xây dựng những ngôi nhà đất và sống không nợ nần, có một điểm mà họ thực sự đang hướng tới. “Chúng tôi muốn truyền tải thông điệp ai cũng có thể xây nhà, đó không phải là môn khoa học tên lửa khó nhằn”, vợ chồng Ray nói.

Qua 3 ví dụ trên, hẳn bạn nhận ra, những người khởi nghiệp thường theo đuổi những ý tưởng khởi nghiệp phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mình. Họ đều khởi nghiệp dựa trên những gì họ đang có, đang sống, đang làm … Những ý tưởng khởi nghiệp như thế chỉ cần huy động rất ít nguồn lực nhưng lại thu về kết quả ngoài sự mong đợi.

Tuy nhiên, liệu họ có khởi nghiệp thành công hay không?

Mỗi ngày đều có rất nhiều người khởi nghiệp, nhưng hầu hết họ đều thất bại. Một số người thất bại ngay lúc đầu, một số người một quãng thì té ngựa, rất ít người duy trì sự nghiệp đến cuối đời (thành công).  

Một vài người khuyên người khác nên chọn theo đuổi ý tưởng khởi nghiệp mà mình đam mê, nhưng bạn có biết mình đam mê điều gì không? Hoặc cho dù biết mình đam mê điều gì thì bạn cũng khó gặt hái kết quả cao khi bạn chưa giỏi.

Thế nên, một vài người khuyên người khác nên chọn theo đuổi ý tưởng khởi nghiệp mà mình giỏi, nhưng có ai tự dưng giỏi không? Để giỏi cái gì đó, bạn phải học và tập rất nhiều. Và cho dù khi bạn đạt đến trình độ nào đó thì chắc gì người khác đã mua sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp?

Đến đây, bạn chợt nhận ra ý tưởng khởi nghiệp cần phải đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, hay giải quyết vấn đề gì đó cho họ, thì họ mới mua sản phẩm/dịch vụ của bạn. Để biết được điều này, bạn phải là người từng trải, uyên bác, sáng tạo và có tầm nhìn sâu rộng. Người từng trải có con mắt thực tế khi nhìn nhận sự vật, sự việc; không hạ thấp điều gì quá, cũng không đề cao điều gì quá. Người uyên bác hiểu tường tận mọi việc, có cái nhìn bao quát trước khi đưa ra ý kiến. Người sáng tạo sẽ tìm ra cách thức giải quyết vấn đề mà người bình thường không bao giờ ngờ tới. Người có tầm nhìn sâu rộng luôn nhìn sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ với nhau và xuyên suốt qua thời gian. Quá trình họ tư duy trừu tượng để giải quyết vấn đề giống như họ đang nhập thiền. Đây là năng lực không phải ai cũng có.

Nếu bạn muốn khởi nghiệp nhưng chưa tìm ra ý tưởng khởi nghiệp, hay đang phân vân không biết nên chọn ý tưởng khởi nghiệp nào, hãy mạnh dạn liên hệ với Chat Master theo địa chỉ dưới đây:

Chat Master (Anastar)

Chat Master, có năng khiếu, năng lực đặc biệt về lĩnh vực phát triển ý tưởng, dự án khởi nghiệp, sẽ trò chuyện gián tiếp với bạn qua E-mail, Zalo hoặc gặp bạn trực tiếp để nắm thông tin về hoàn cảnh, điều kiện, năng khiếu, năng lực của bạn.

=> Trường hợp bạn chưa đủ điều kiện khởi nghiệp: Chat Master sẽ tư vấn, hướng dẫn bạn hoàn thiện bản thân, chuẩn bị chu đáo rồi mới khởi nghiệp.

=> Trường hợp bạn đủ điều kiện khởi nghiệp: Chat Master sẽ gợi ý cho bạn các ý tưởng khởi nghiệp nên theo đuổi; giúp bạn cụ thể hóa ý tưởng, lập bản kế hoạch kinh doanh; tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ bạn trong suốt quá trình khởi nghiệp.

Chat Master

BÌNH LUẬN BẰNG MAIL

BÌNH LUẬN FACEBOOK